+Aa-
    Zalo

    Cảnh báo: Bé gái 3 tuổi chịu đau đớn khi mắc pin khuy trong mũi

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Sau khi viên pin khuy mắc vào mũi, bé L. bắt đầu chảy máu mũi, đau vùng mắt, trong mũi cũng chảy dịch màu vàng lẫn máu.

    Sau khi viên pin khuy mắc vào mũi, bé L. bắt đầu chảy máu mũi, đau vùng mắt, trong mũi cũng chảy dịch màu vàng lẫn máu.

    Ngày 26/9, các bác sĩ tại khoa Ngoại và chuyên khoa (BV Sản Nhi Quảng Ninh) cho biết vừa thực hiện ca nội soi gắp viên pin khuy ra khỏi mũi bé Trần Gia L. (3 tuổi, ở huyện Bình Liêu, Quảng Ninh). Hiện tại, bệnh nhi tiếp tục điều trị tại bệnh viện để được xịt rửa mũi và nếu cần thiết sẽ được gỡ vảy mũi và những mô bị hoại tử.

    Các bác sĩ tiến hành nội soi lấy dị vật cho bé L.

    Trước đó vài ngày, bé L. xuất hiện tình trạng chảy máu mũi và đau vùng mũi, vùng mắt, trong mũi chảy dịch màu vàng, lẫn máu. Sáng 26/9, gia đình đã đưa bé đến bệnh viện để kiểm tra. Các bác sĩ đã thăm khám mũi bé L. có dấu hiệu sưng viêm, nghi ngờ dị vật.

    Sau khi chẩn đoán bằng hình ảnh, các bác sĩ phát hiện sàn khe mũi có dịch, mũi phải trẻ có dị vật là viên pin hình tròn, đường kính khoảng 1 cm, dày khoảng 2 mm nên chỉ định nội soi gắp dị vật. Sau 30 phút thực hiện, các bác sĩ đã nội soi gắp thành công dị vật là cục pin điện tử và ghi nhận hốc mũi bệnh nhân bị viêm loét gây chảy máu mũi…

    Trường hợp một trẻ ở New Zealand phải nhập viện khi nuốt phải pin

    Theo các thống kê của tổ chức Bảo vệ trẻ em tại Mỹ, trẻ em có thói quen nuốt rất nhiều dị vật khác nhau, trong số đó có pin. Và tất nhiên với hình dạng tròn và nhỏ, pin khuy là đối tượng bị nuốt nhiều nhất. Tại Úc, mỗi tuần có 20 trẻ phải nhập viện vì nuốt pin khuy

    Thực ra, lượng chất điện phân có trong pin khuy không đủ để gây độc. Nếu đi vào dạ dày, pin khuy sẽ giống như bất kỳ vật chất nào khác, dễ dàng bị hệ tiêu hóa phân giải mà chẳng có vấn đề gì xảy ra.

    Tuy nhiên vấn đề nằm ở chỗ, hình dạng đặc biệt của pin khuy có thể khiến nó tắc lại ở cuống họng mà thậm chí đến bản thân người nuốt cũng không biết. Lúc này, nước bọt sẽ kích hoạt dòng điện hình thành bên ngoài cục pin, giải phóng các hydroxide (hoá chất có tính kiềm) gây bỏng rát.

    Nguy hiểm hơn nữa, những triệu chứng khi nuốt phải pin lại khá trùng hợp với nhiều chứng bệnh phổ biến ở trẻ, như buồn nôn, ho, chảy dãi... Điều này vô tình khiến cho quá trình xử lý bị chậm lại, tăng nguy cơ tổn thương lên nhiều lần. Chưa kể, pin khuy có thể dễ dàng mắc lại trong mũi, hoặc tai. Và quá trình tương tự như cuống họng sẽ tiếp tục xảy ra, dù thời gian lâu hơn một chút.

    Trẻ rất dễ nuốt hay mắc phải loại pin khuy

    Làm gì khi trẻ nuốt phải pin khuy?

    Đưa ngay trẻ đến trung tâm y tế để nhận được sự giúp đỡ cần thiết.

    Nếu pin mắc vào tai hay mũi trẻ, không nên cố gắng lấy pin ra bằng dung dịch muối hay thuốc nhỏ vì những dung dịch này có thể làm tăng dòng điện của pin.

    Tuyệt đối không cho trẻ ăn hoặc uống lúc này. Các bác sĩ có thể sẽ phải yêu cầu chụp X-quang, nên đồ ăn và nước uống có thể gây cản trở. Chỉ ăn và uống khi có kết quả xác nhận pin đã vượt qua cuống họng, xuống dạ dày.

     (Tổng hợp)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/canh-bao-be-gai-3-tuoi-chiu-dau-don-khi-mac-pin-khuy-trong-mui-a203156.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan