+Aa-
    Zalo

    Căng thẳng Nga - Ukraine ngày 31/1: Tổng thư ký NATO nêu con đường để đạt được hòa bình ở Ukraine

    (ĐS&PL) - Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg cho rằng, để đạt được hòa bình lâu dài tại Ukraine, phương Tây cần tăng cường hỗ trợ cho Kiev, gửi thêm nhiều vũ khí và đạn dược cho nước này.

    RT dẫn thông tin từ ông Jens Stoltenberg - Tổng thư ký Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) cho hay, bất cứ cuộc đàm phán nào giữa Nga và Ukraine về thỏa thuận hòa bình đều “liên quan chặt chẽ” với tình hình trên chiến trường.

    Bên cạnh đó, Tổng thư ký NATO nhấn mạnh khối này phải gửi thêm viện trợ quân sự cho Kiev. Phát biểu tại cuộc họp báo chung với Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken, ông Stoltenberg nói rằng viện trợ cho Ukraine “không phải là từ thiện’, mà là “sự đầu tư vào an ninh của chúng ta.

    Cũng theo Tổng thư ký NATO, để đạt được hòa bình lâu dài tại Ukraine, phương Tây cần tăng cường hỗ trợ cho Kiev, gửi thêm nhiều vũ khí và đạn dược cho nước này. Ông Stoltenberg tuyên bố rằng, “vũ khí cho Ukraine là con đường đưa đến hòa bình”.

    cang thang nga ukraine ngay 311 tong thu ky nato neu con duong dan den hoa binh o ukraine
    Ông Jens Stoltenberg - Tổng thư ký Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương. Ảnh: Getty Images/ RT

    Tổng thư ký NATO chia sẻ thêm, việc Ukraine đầu hàng không thể được coi là “hòa bình chính đáng” và điều đó chỉ có thể đạt được khi “Moscow nhận ra họ sẽ không đạt được điều mình muốn trên chiến trường”.

    Bình luận của ông Stoltenberg được đưa ra trong bối cảnh tương lai viện trợ của phương Tây cho Ukraine ngày càng bất ổn, khi nhiều nước ủng hộ Kiev đang cạn kiệt nguồn lực để hỗ trợ. Giới lãnh đạo Ukraine cũng được cho là đang mất hy vọng giành chiến thắng trong cuộc xung đột với Nga nếu không có sự hỗ trợ từ phương Tây.

    Trong cuộc họp báo, Ngoại trưởng Mỹ Blinken thừa nhận rằng việc thiếu viện trợ quân sự, đặc biệt là khi Washington đã cạn kiệt nguồn viện trợ quân sự mà nước này cung cấp cho Kiev, khiến Ukraine rơi vào tình thế khó khăn trên chiến trường.

    Cùng với đó, Ngoại trưởng Blinken nhắc lại yêu cầu của Nhà Trắng về việc các nhà lập pháp đảng Cộng hòa tại Quốc hội Mỹ phê chuẩn gói viện trợ quân sự bổ sung trị giá 60 tỷ USD mà Tổng thống Mỹ Joe Biden đề xuất, vốn đã “mắc kẹt” vài tháng nay tại Hạ viện Mỹ.

    Được biết, đảng Cộng hòa đã từ chối “bật đèn xanh” cho dự luật nói trên, trừ khi ông Biden đồng ý sửa đổi và thắt chặt luật kiểm soát biên giới của Mỹ.

    XEM THÊM: Cận cảnh tiêm kích Su-34 “dội bom” phá hủy sở chỉ huy của Ukraine

    Ngoại trưởng Blinken nhấn mạnh, điều quan trọng là Quốc hội Mỹ phải thông qua đề xuất ngân sách bổ sung của Tổng thống Biden để đảm bảo “Ukraine giành chiến thắng và Nga nhận thất bại chiến lược”. Theo ông Blinken, nếu không có sự hỗ trợ của Mỹ thì “mọi thứ mà Ukraine đạt được sẽ gặp nguy hiểm”.

    Về phía Nga, Moscow đã nhiều lần chỉ trích việc phương Tây hỗ trợ quân sự cho Ukraine, cho rằng việc “bơm” thêm vũ khí, đạn dược cho Kiev chỉ khiến cuộc xung đột kéo dài và gây nhiều tổn thất hơn mà không làm thay đổi kết quả.

    Đinh Kim(Theo RT)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/cang-thang-nga-ukraine-ngay-31-1-tong-thu-ky-nato-neu-con-duong-de-dat-duoc-hoa-binh-o-ukraine-a609269.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan
    Nhiều xe tăng Leopard 2 của Ukraine bị Nga vô hiệu hóa

    Nhiều xe tăng Leopard 2 của Ukraine bị Nga vô hiệu hóa

    Theo tạp chí Foreign Affairs của Mỹ, phần lớn xe tăng Leopard 2 do Đức sản xuất được chuyển giao cho quân đội Ukraine đã không thể hoạt động hiệu quả trong chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga ở Ukraine, hơn 1/4 đã bị phá hủy hoàn toàn và số còn lại bị hư hỏng nặng, vượt quá khả năng sửa chữa của Ukraine.