+Aa-
    Zalo

    Cần xem xét lại kết luận giám định của Viện Khoa học Sở hữu trí tuệ

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Công ty Cổ phần Nhôm Việt Pháp SHAL – Nhà máy Nhôm Việt Pháp đang có văn bản phản đối các kết luận giám định SHCN có dấu hiệu mờ ám của Viện KH Sở hữu trí tuệ

    Xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ (SHTT) đang là vấn nạn đối với nhiều doanh nghiệp (DN) làm ăn chân chính. Nhằm phòng ngừa hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu, công ty Nhôm Việt Pháp SHAL đã tiến hành nộp đơn đăng ký và được Cục SHTT - Bộ Khoa học và Công nghệ cấp 06 văn bằng bảo hộ các nhãn hiệu cho sản phẩm “Nhôm thanh định hình”tại Việt Nam gồm:

    STT

    Nhãn hiệu

    Số văn bằng

    Ngày nộp đơn

    Ngày cấp

    01

     

    292021

    11.10.2016

    04.12.2017

    02

     

    292420

    11.10.2016

    11.12.2017

    03

     

    217840

    08.10.2012

    06.01.2014

    04

     

    265361

    08.10.2012

    08.07.2016

    05

     

    320881

    03.10.2017

    24.05.2019

    06

     

    320882


    03.10.2017

    24.05.2019

    “Gần đây, phát hiện nhiều cá nhân và DN sản xuất, kinh doanh các sản phẩm nhôm mang nhãn hiệu “Nhôm Việt Pháp” và “Nhôm Việt Pháp SHAL” xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu của công ty, chúng tôi đã mang mẫu đi giám định tại Viện Khoa học SHTT. Kết quả giám định không nằm ngoài dự đoán của DN”. Ông Đinh Huy Chỉnh – Tổng Giám đốc công ty Nhôm Việt Pháp SHAL cho biết.

    Từ các kết luận giám định nêu trên, kèm tài liệu do Công ty Nhôm Việt Pháp SHAL cung cấp, lực lượng công an và quản lý thị trường nhiều địa phương như Phú Thọ, Hưng Yên và Hà Nội đã vào cuộc kiểm tra và tạm giữ hàng trăm tấn hàng nhôm thanh định hình của một số công ty dán các thương hiệu có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu, xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu đã được bảo hộ của Nhôm Việt Pháp SHAL.

    “Khi chúng tôi tin rằng công lý sẽ được thực thi, thì Viện Khoa học SHTT lại dựa theo những thông tin chưa được kiểm chứng, ban hành hàng loạt các kết luận giám định trái ngược với chính nội dung những kết luận giám định tương tự trước đây. Các Kết luận giám định số NH185-19YC/KLGĐ; NH188-19YC/KLGĐ; NH197-19YC/KLGĐ; NH198-19YC/KLGĐ do đó đã và đang có những ảnh hưởng tiêu cực tới các quyền và lợi ích chính đáng của DN”. Tổng Giám đốc công ty Nhôm Việt Pháp SHAL nhấn mạnh.

    Công ty Nhôm Việt Pháp SHAL hết sức bất ngờ về nhận định này, khi mà việc giám định dựa trên những tài liệu do công ty (bên yêu cầu giám định cung cấp), thì Viện Khoa học SHTT lại dựa trên những thông tin được cung cấp bởi một số DN sản xuất thanh nhôm định hình với vài dòng ngắn ngủi để nói rằng: dựa trên các “thông tin được cung cấp bởi một số DN sản xuất thanh nhôm định hình cũng như các thông tin có trên internet” để đi đến nhận định là “Dấu hiệu không có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc sản phẩm”.

    Tiếp đó Viện Khoa học SHTT đã kết luận “NHÔM VIỆT PHÁP” đã mất khả năng phân biệt nguồn gốc của các sản phẩm nhôm thanh định hình và các sản phẩm khác cấu tạo từ nhôm thanh định hình”.

    Công ty Nhôm Việt Pháp SHAL không hiểu vì sao những công ty này lại có thể tham gia vào quá trình giám định, vốn dĩ là công việc của Viện Khoa học SHTT được thực hiện hoàn toàn theo yêu cầu của Công ty Nhôm Việt Pháp SHAL, ngay cả khi nguyên tắc của việc giám định không phải là quá trình công khai.

    Nghiêm trọng hơn, những công ty được cho là đã cung cấp thông tin cho Viện Khoa học SHTT trên thực tế lại chính là những DN đang là đối thủ cạnh tranh của chính Công ty Nhôm Việt Pháp SHAL- bên yêu cầu giám định.

    Đồng thời, một vài công ty trong số này cũng chính là đối tượng mà Công ty Nhôm Việt Pháp SHAL đang yêu cầu các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm nhãn hiệu.

    Sự im lặng khó hiểu của Viện Khoa học SHTT

    Hiện công ty Nhôm Việt Pháp SHAL phản đối nội dung kết luận giám định nêu trên của Viện Khoa học SHTT vì một số lý do sau:

    - Các thông tin Viện Khoa học SHTT được cung cấp từ một số DN sản xuất thanh nhôm định hình cũng như các thông tin tra cứu từ Internet là những thông tin một chiều và chưa được kiểm chứng. Ai sẽ chịu trách nhiệm kiểm tra về tính chính xác của những thông tin này, trong khi Công ty Nhôm Việt Pháp SHAL yêu cầu giám định phải chịu trách nhiệm về những thông tin, tài liệu do mình cung cấp;

    - Bên yêu cầu giám định không biết, không có cơ hội trình bày ý kiến về tính xác thực của những thông tin tài liệu do một số công ty cung cấp cho Viện Khoa học SHTT, trong khi vụ việc giám định được thực hiện theo yêu cầu của Công ty Nhôm Việt Pháp SHAL;

    Theo công ty Nhôm Việt Pháp SHAL, nếu thông tin, tài liệu không hoặc chưa đủ để tiến hành giám định, thì giám định viên cần từ chối giám định để yêu cầu bổ sung thêm thông tin, tài liệu (Điều 44.3(b) Nghị định 105/2006 sửa đổi). Không thể đưa ra kết luận giám định dựa trên những thông tin, tài liệu chưa được kiểm chứng, không ai chịu trách nhiệm. Và đặc biệt khi nó lại được cung cấp bởi một số công ty chính là những đối thủ cạnh tranh, đối tượng đang tiến hành hành vi xâm phạm nhãn hiệu thuộc sở hữu của bên yêu cầu giám định.

    Hơn 1 tháng qua, Công ty Nhôm Việt Pháp SHAL đã gửi nhiều văn bản đến Viện Khoa học SHTT đề nghị xem xét lại quá trình thực hiện việc giám định và xem xét lại nội dung kết luận, nhưng chưa nhận được bất cứ một hồi âm nào từ Viện.

    Doanh nghiệp “chết đứng”

    Bên cạnh sự không rõ ràng trong việc thu thập, sử dụng thông tin, tài liệu trong quá trình giám định, Viện Khoa học SHTT đã đưa ra nhận định mà theo giới chuyên môn cho rằng, việc đó không thuộc thẩm quyền của Viện và gây thiệt hại to lớn tới phạm vi bảo hộ của nhãn hiệu thuộc sở hữu của Công ty Nhôm Việt Pháp SHAL.

    Cụ thể, Viện Khoa học SHTT cho rằng “NHÔM VIỆT PHÁP” đã trở nên mất khả năng phân biệt nguồn gốc của các sản phẩm nhôm thanh định hình cũng như các sản phẩm khác cấu tạo từ nhôm thanh định hình; nhãn hiệu “NHÔM VIỆT PHÁP SHAL” được cấp khi mà thành phần “NHÔM VIỆT PHÁP” đã không còn khả năng phân biệt.

    Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu của doanh nghiệp

    Phía công ty Nhôm Việt Pháp SHAL khẳng định, nhận định của Viện Khoa học SHTT đưa ra là hoàn toàn thiếu căn cứ và về bản chất không khác gì một Quyết định hủy bỏ một phần hiệu lực nhãn hiệu đã được cấp, chỉ có điều nó lại không đến từ cơ quan có thẩm quyền là Cục SHTT?!

    Ngay trong bản sao đăng ký nhãn hiệu được Công ty Nhôm Việt Pháp SHAL cung cấp trong quá trình giám định, cũng như Kết luận giám định Viện Khoa học SHTT cũng nêu rõ: Phạm vi bảo hộ của nhãn hiệu là bảo hộ tổng thể, không bảo hộ riêng “NHÔM”; không hề có dòng nào ghi rằng thành phần “NHÔM VIỆT PHÁP” đã mất khả năng phân biệt.

    Hơn nữa, một nhãn hiệu trước khi được cấp phải qua quá trình thẩm định nội dung và hình thức chặt chẽ kéo dài nhiều tháng. Trong trường hợp nhãn hiệu “NHÔM VIỆT PHÁP SHAL” là 16 tháng. Trong quá trình này, đơn được công bố công khai qua công báo để bất kỳ ai cũng có thể có ý kiến về tính phân biệt của nhãn hiệu trong đó có thành phần “NHÔM VIỆT PHÁP”.

    Nhãn hiệu sau đó đã được cấp chỉ với ghi chú là không bảo hộ riêng thành phần “NHÔM” chứ không hề có bất kỳ nội dung nào hạn chế phạm vi bảo hộ của thành phần “NHÔM VIỆT PHÁP”.

    Vậy mà Viện KH SHTT chỉ trong thời gian giám định vài ngày lại có thể đưa ra nhận định là thành phần “NHÔM VIỆT PHÁP” đã không còn khả năng phân biệt. Nêu ra vấn đề này tự nó cho thấy, nhận định này là hoàn toàn thiếu căn cứ và chủ quan như thế nào?

    Theo ý kiến của nhiều chuyên gia pháp lý về SHTT, Viện Khoa học SHTT không có thẩm quyền đưa ra ý kiến, kết luận liên quan đến phạm vi bảo hộ của nhãn hiệu, ngoài những nội dung được ghi nhận trong văn bằng. Phải chăng có sự nhầm lẫn trong việc xác định thẩm quyền ở đây?

    Ông Đinh Huy Chỉnh – Tổng Giám đốc Công ty nhôm Việt Pháp bức xúc: “Kết luận giám định là một trong các nguồn chứng cứ để cơ quan có thẩm quyền tham khảo trong quá trình giải quyết vụ việc. Trong bối cảnh hầu hết cơ quan chức năng đều dựa trên kết luận giám định để xử lý vụ việc vi phạm, thì với kết luận giám định một chiều nêu trên đã gây nên những hậu quả rất nghiêm trọng không chỉ riêng cho chúng tôi mà ngay cả cơ quan thực thi quyền”.

    Thiết nghĩ để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của doanh nghiệp, Thanh tra Bộ Khoa học và công nghệ cần sớm vào cuộc xác minh, làm rõ những nội dung Công ty nhôm Việt Pháp phản ánh về việc Viện Khoa học SHTT có dấu hiệu đưa ra các giám định thiếu khách quan gây thiệt hại cho doanh nghiệp và tạo ra môi trường cạnh tranh không lành mạnh giữa các doanh nghiệp cùng ngành.

    Chúng tôi sẽ tiếp tục phản ánh về vụ việc.

    Viện Khoa học sở hữu trí tuệ (Viện KH SHTT) được thành lập năm 2007 theo Quyết định số 846/QĐ-BKHCN ngày 24/5/2007 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ. Viện Khoa học SHTT là tổ chức sự nghiệp khoa học và công nghệ công lập trực thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ, thực hiện chức năng: nghiên cứu khoa học; đào tạo, huấn luyện; giám định, tư vấn và định giá trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ.

    PV/Sức Khỏe 365

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/can-xem-xet-lai-ket-luan-giam-dinh-cua-vien-khoa-hoc-so-huu-tri-tue-a280216.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.