+Aa-
    Zalo

    Cận cảnh tuyến đường ngầm dưới lòng đất giúp các nghị sĩ Mỹ sơ tán giữa 'cuồng phong biểu tình' ngày 6/1

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Hệ thống đường ngầm dưới lòng toà nhà Quốc hội trên đồi Captiol đã trở thành con đường giúp các nghị sĩ Mỹ ẩn náu giữa "cuồng phong biểu tình" trong ngày 6/1 vừa qua.

    Hệ thống đường ngầm dưới lòng toà nhà Quốc hội trên đồi Captiol đã trở thành con đường giúp các nghị sĩ Mỹ ẩn náu giữa "cuồng phong biểu tình" trong ngày 6/1 vừa qua.

    Ngày 6/1 vừa qua, sự quá khích của nhóm người biểu tình ủng hộ Tổng thống Mỹ đương nhiệm Donald Trump đã gây ra cảnh tượng hỗn loạn chưa từng thấy bên trong và ngoài toà nhà Quốc hội ở Capitol Hill.

    Theo đó, nhóm người này đã tạo nên một cơn "cuồng phong biểu tình", đạp đổ rào chắn, đột nhập vào bên trong đập phá toà nhà. Các nghị sĩ Mỹ có mặt tại phiên họp Quốc hội hôm đó đã được dưa đi sơ tán để đảm bảo an toàn.

    Hệ thống đường ngầm phía dưới toà nhà Quốc hội Mỹ. Ảnh: Untapped New York

    Được biết, các thượng nghị sĩ và hạ nghị sĩ đã được đưa ra khỏi điện Capitol bằng con đường hầm đặc biệt được xây dựng dưới toà nhà. 

    Theo tờ Untapped New York, tuyến được ngầm ban đầu được xây dựng để kết nối toà nhà Quốc hội với văn phòng Thượng viện Russell vào năm 1924, chỉ 4 năm sau khi tàu điện ngầm được khánh thành và đi vào sử dụng ở thành phố New York.

    Xe lửa hoạt động từ năm 1951-1961 được trưng bày trong Tòa nhà Văn phòng Thượng viện Russell/ Ảnh: Untapped New York

    Hệ thống tàu điện ngầm của Quốc hội Mỹ được mệnh danh là “tuyến đường sắt ngắn nhất và độc nhất trên thế giới” vì con đường này chỉ dành cho các thành viên Quốc hội và những vị khách đặc biệt. 

    Hệ thống đã được mở rộng một vài lần: Một ray đơn vào năm 1960 cho Tòa nhà Văn phòng Thượng viện Dirksen, một tàu điện ngầm hai toa vào năm 1965 giữa Tòa nhà Văn phòng Nhà Rayburn và Điện Capitol, và tuyến ray đơn Dirksen kéo dài đến Tòa nhà Văn phòng Thượng viện Hart (đã được thay thế bằng xe lửa tự động vào năm 1993).

    Hiện nay, hế thống tàu điện ngầm này còn được phục vụ để các nghị sĩ Quốc hội tiết kiệm thời gian trong khi đi bỏ phiếu. 

    Một phần khác của hệ thống đường ngầm dưới toà nhà Quốc hội là đường hầm Cannon. Đường hầm Cannon nối văn phòng Toà nhà Hạ viện với điện Capitol. Đây là đường hầm được cảnh sát điện Capitol vẫn hay nhắc đến ngày nay. Đường hầm này là nơi trưng bày các tác phẩm nghệ thuật trung học của Cuộc thi Nghệ thuật Quốc hội hàng năm nhằm công nhận, khuyến khích các tài năng nghệ thuật trong quốc gia và ở mỗi khu vực bầu cử kể từ năm 1982.

    Dưới đây là những hình ảnh cận cảnh hệ thống đường ngầm bên dưới điện Capitol:

    (Ảnh: Untappe New York, Getty)

    Minh Hạnh(Theo Untapped New York)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/can-canh-tuyen-duong-ngam-duoi-long-dat-giup-cac-nghi-si-my-so-tan-giua-cuong-phong-bieu-tinh-ngay-61-a352175.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan