+Aa-
    Zalo

    Cận cảnh tàu thép tiền tỷ vừa hạ thủy đã…hỏng

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Những chiếc tàu vỏ thép của ngư dân Bình Định có giá trị đầu tư hàng chục tỉ đồng đồng loạt “nằm bờ” vì bị rỉ sét, hư hỏng.

    Những chiếc tàu vỏ thép của ngư dân Bình Định có giá trị đầu tư hàng chục tỉ đồng đồng loạt “nằm bờ” vì bị rỉ sét, hư hỏng.

    Thông tin trên VietnamNet, vụ cá Nam năm nay (kể từ đầu tháng 4) đã trôi qua nhiều ngày, song nhiều tàu vỏ thép của ngư dân xã Cát Khánh (huyện Phù Cát, Bình Định) phải “nằm bờ” dù vừa đóng mới.

    Tàu vỏ thép số hiệu BĐ 99086-TS của ông Đinh Công Khánh, thôn An Quang Tây, xã Cát Khánh (Phù Cát) hạ thủy vào tháng 9/2016. Một tháng sau, con tàu này đi chuyến biển đầu tiên ở ngư trường Trường Sa. Thế nhưng, đánh bắt mới 10 ngày thì hầm đá bị lỗi làm 1.200 cây đá tan chảy thành nước.

    Hạ thủy chưa lâu, tàu thép Khánh Đỏ và tàu Lê Gia 01 liên tục gặp sự cố phải nằm bờ. (Ảnh: Giao thông)

    Thuyền trưởng phải đưa tàu vào bờ, ngậm ngùi chịu lỗ. Khắc phục xong, đầu tháng 2, chủ tàu sắm “tổn”, mua bạn đi chuyến biển thứ hai. Lần này, tàu vừa ra cửa biển Đề Gi thì hộp số máy chính hỏng. Từ đó, tàu nằm bờ.

    “Tàu tôi đóng tại Xí nghiệp đóng tàu Công ty TNHH MTV Nam Triệu (quận Kiến An, TP Hải Phòng) với kinh phí hơn 18,5 tỷ đồng. Tàu nằm bất động thế nhưng công ty đóng tàu không có động thái tích cực để kịp thời sửa chữa”, ông Khánh xót xa nói.

    Tàu vỏ thép BĐ 99567 TS, công suất 811 CV của ngư dân Nguyễn Văn Mạnh (56 tuổi, trú thôn Phú Hòa, xã Mỹ Đức, huyện Phù Mỹ, Bình Định) trị giá 15,2 tỷ bị rỉ sét khắp boong tàu. (Ảnh: Giao thông)

    Báo Giao thông thông tin, theo lãnh đạo Sở NN&PTNT Bình Định, qua kiểm tra 4 tàu đóng tại công ty TNHH MTV Nam Triệu, thân, vỏ tàu bị rỉ sét, máy chính Mitsubishi đều bị sự cố và hư hỏng, máy phát điện bị hư hỏng, hầm bảo quản không giữ được lạnh, 1 tàu làm nghề lưới chụp có hệ thống gọn bị han rỉ, đứt gãy...

    Chi cục trưởng Chi cục thủy sản (Sở NN&PTNT Bình Định) Võ Đình Tâm cũng cho biết, kiểm tra 3 tàu vỏ thép do công ty TNHH Đại Nguyên Dương đóng thì tất cả đều có tình trạng thân vỏ tàu, trang thiết bị đều bị rỉ sét, hư hỏng và xuống cấp trầm trọng, máy tàu hiệu Mitsubishi bị hư hỏng...

    Hệ thống máy bảo ôn trong hệ thống làm lạnh của tàu BĐ 99567 TS theo thiết kế là thiết bị của Đức hoặc Ý nhưng được lắp đặt thiết xuất xứ từ Trung Quốc. (Ảnh: Giao thông)

    Thân tàu bị rỉ sét do đơn vị đóng tàu tráo thép Trung Quốc thay vì thép Hàn Quốc, Nhật Bản như hợp đồng. Có tàu vừa hoạt động đã hỏng máy chính, trục bô... phải nằm bờ sửa chữa. Nhiều chủ tàu vỏ thép phản ánh, hộp số trang bị cho tàu đồng bộ với máy thủy chính, nhưng thực tế công ty trang bị hộp số không đồng bộ dẫn đến hư hỏng, đề nghị công ty thay hộp số khác cho đồng bộ.

    Mới đây, Bộ NN&PTNT có văn bản yêu cầu các tỉnh, thành phố ven biển tổng rà soát lại các cơ sở đóng tàu để đảm bảo đủ điều kiện theo quy định; cấn chỉnh và nâng cao trách nhiệm và chất lượng của các cơ sở đóng tàu và thực hiện tốt việc duy tu, sửa chữa cho các tàu vỏ thép, đảm bảo các tính năng kỹ thuật, sử dụng lâu dài của tàu.

    Theo đó, chủ tịch UBND tỉnh, thành chịu trách nhiệm về việc đánh giá và công bố cơ sở đóng tàu vỏ thép đủ điều kiện trên địa bàn. Tổ chức tuyên truyền, phổ biến và hướng dẫn ngư dân, chủ tàu trên địa bàn các quy định về đảm bảo an toàn kỹ thuật đối với tàu cá...

    Hệ thống van dầu của tàu thép này đã bị rỉ sét toàn bộ. (Ảnh: Giao thông)

    Bánh lái của tàu bị bung không thể lái được. (Ảnh: Giao thông)

    Hầm chứa nước ngọt bị rỉ sét trầm trọng không thể sử dụng. Thuyền trưởng Nguyễn Văn Khỏe (con chủ tàu Nguyễn Văn Mạnh) phải mua máy lọc nước biển thành nước ngọt trị giá 70 triệu để sử dụng. (Ảnh: Giao thông)

    Theo quy định của Nghị định 67, chủ tàu được hỗ trợ 100% chi phí duy tu, sửa chữa định kỳ nhưng không quá 1% giá trị đóng mới tàu vỏ thép.Hầm chứa nước ngọt bị rỉ sét trầm trọng không thể sử dụng. Thuyền trưởng Nguyễn Văn Khỏe (con chủ tàu Nguyễn Văn Mạnh) phải mua máy lọc nước biển thành nước ngọt trị giá 70 triệu để sử dụng. (Ảnh: Giao thông)

    Vụ Khai thác thủy sản (Bộ NN&PTNT) cho hay: thống kê từ các địa phương hiện đã có 557 tàu cá đóng mới (trong đó 188 tàu vỏ thép, 22 tàu composite, 347 tàu vỏ gỗ) và 105 tàu cá nâng cấp đi vào hoạt động theo Nghị định 67. Phần lớn tàu cá vỏ thép đưa vào hoạt động đã phát huy hiệu quả rõ rệt. Tuy nhiên đã xuất hiện một số tàu vỏ thép không đảm bảo chất lượng, gây thiệt hại cho chủ tàu.

    Tổng hợp

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/can-canh-tau-thep-tien-ty-vua-ha-thuy-dahong-a190127.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan