+Aa-
    Zalo

    Cận cảnh người chen người, lễ chồng lễ ở phủ Tây Hồ ngày đầu tháng Ngâu

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Mùng 1 tháng Ngâu, phủ Tây Hồ nghi ngút khói hương, khoảng sân nhỏ đông nghịt người.

    Mùng 1 tháng Ngâu, phủ Tây Hồ nghi ngút khói hương, khoảng sân nhỏ đông nghịt người. Tại chính điện, người đứng, người ngồi, chắp tay khấn vái, người chen người lễ chồng lễ. Có người không chen chân được phải đứng vái vọng từ ngoài. Mỗi người đều lầm rầm khấn vái những điều nguyện cầu riêng.

    [presscloud]11343[/presscloud]

    Theo quan niệm dân gian, tháng “cô hồn” (tháng 7 Âm lịch) hằng năm được coi là tháng không đem lại may mắn. Chính vì vậy, ngay từ đầu tháng, nhiều người đến chùa dâng lễ, cúng bái cầu bình an.

    Ghi nhận của PV, Hà Nội có mưa do ảnh hưởng của cơn bão số 3 nhưng không làm giảm lượng người đổ về Phủ Tây Hồ (quận Tây Hồ, Hà Nội) ngày đầu tháng Ngâu.

    Con đường chính dẫn vào Phủ luôn trong tình trạng ùn tắc cục bộ.
    Các khu trong Phủ Tây Hồ như nhà sắp lễ, sân phủ, bên trong phủ, khu vực đốt vàng mã,… ngột ngạt hơi người, khói hương và các đồ cúng lễ.
    Người dân chen nhau mang lễ ra vào phủ Tây Hồ. Theo tín ngưỡng dân gian, tháng "cô hồn” là tháng khá quan trọng nên người dân thường đến chùa để cầu mong bình an, xua đi những điều xui xẻo trong cuộc sống.
    Phủ Tây Hồ là một trong những chốn linh thiêng trong hệ thống đền-chùa-phủ ở Hà Nội nên cứ đến đầu tháng hay rằm thu hút rất đông người dân lễ bái.
     Nhiều người đến phủ không chen được vào bên trong đành phải đứng ở sân chắp tay vái vọng từ ngoài.
    Theo quan sát, đa phần người đến đây là dân buôn bán, làm ăn kinh doanh, cầu mong nhiều tài lộc cũng như xua đi những điều không may mắn đến với mình và gia đình.
    Tuy nhiên, cũng có rất nhiều bạn trẻ đến phủ hành lễ, dâng hương.

    Khuôn viên trước Phủ đông nghịt người đứng khấn vái. Lễ bày kín bàn ngoài trời trước cửa Phủ.

    Ban quản lý Phủ Tây Hồ cấm người dân thắp hương bên trong, chỉ được thắp hương bên ngoài.
    Bên trong phủ đông nghịt, người đứng, ngồi, chắp tay khấn, người chen người lễ chồng lễ.
    Đối với người Việt, cúng “cô hồn” là một tín ngưỡng tâm linh truyền thống có từ lâu đời.
    Việc cúng không chỉ để khỏi bị quấy phá, mà vì muốn làm phúc, giúp những cô hồn ít ra cũng có một ngày được no nê, đỡ tủi phận. Đó là ý nghĩa mang tính nhân văn trong văn hóa Việt, cũng như quan niệm về ngày xá tội: con người dù đã gây ra những tội ác gì thì trong quá trình chịu trừng phạt, quả báo, cũng có được một ngày xá tội, để đỡ khổ cực, đau đớn…

    Phạm Tùng

    Theo Người đưa tin

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/can-canh-nguoi-chen-nguoi-le-chong-le-o-phu-tay-ho-ngay-dau-thang-ngau-a286863.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan