+Aa-
    Zalo

    Cận cảnh lớp học tiếng Việt của sinh viên nước ngoài: U40 vẫn miệt mài làm bài tập ngữ pháp

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Khoa Việt Nam học, trực thuộc trường đại học Hà Nội (quận Thanh Xuân) là cơ sở đào tạo chính quy dành cho người nước ngoài muốn tìm hiểu chuyên sâu về tiếng Việt.

    Khoa Việt Nam học, trực thuộc trường đại học Hà Nội (quận Thanh Xuân, Hà Nội) là cơ sở đào tạo chính quy dành cho người nước ngoài muốn tìm hiểu chuyên sâu về tiếng Việt và văn hoá của mảnh đất hình chữ S.


    Khoa Việt Nam học, trực thuộc trường đại học Hà Nội (quận Thanh Xuân, Hà Nội) là cơ sở đào tạo chính quy dành cho các “ông Tây, bà Tây” muốn tìm hiểu chuyên sâu về tiếng Việt và văn hoá của mảnh đất hình chữ S.


    Trong giai đoạn dịch COVID-19, các lớp học của khoa rất thưa thớt do phần lớn sinh viên quốc tế không thể bay sang Việt Nam. Dù vậy, giảng viên và sinh viên vẫn tương tác thông qua hình thức học online. Sáng 8/10, hai lớp học của khoa dành cho các sinh viên năm 3, nội dung về ngữ pháp và cách phát âm cơ bản của tiếng Việt.


    Với mục đích tạo ra một môi trường đa văn hoá, các lớp học được tổ chức với sinh viên từ nhiều quốc gia như Lào, Hàn Quốc, Trung Quốc, Cuba, Palestine,…Trong ảnh là Yazan Ayaydeh (25 tuổi, quốc tịch Palestine), người vẫn quen được mọi người gọi với cái tên thuần Việt là Nam Anh. Anh đã sinh sống và làm việc tại Việt Nam 6 năm. Sau khi hoàn tất chương trình học ngành Du Lịch tại trường đại học Hà Nội, chàng trai này vẫn muốn tìm hiểu sâu hơn về văn hoá Việt Nam nên đã quyết định ghi danh vào khoa Việt Nam học.


    Chàng sinh viên này có thể nói tiếng Việt khá trôi chảy, tuy nhiên Yazan thừa nhận anh vẫn gặp nhiều khó khăn trong việc phát âm. Dù vậy, anh cho biết mình sẽ quyết tâm sử dụng thành thạo tiếng Việt để việc sinh hoạt hàng ngày thuận lợi hơn.


    Ngoài giờ đi học, Yazan còn giảng dạy tại một trường mầm non. Điểm duy nhất khiến anh cảm thấy không hài lòng khi sinh sống tại Việt Nam là việc thời tiết thay đổi quá nhanh: “Tôi luôn phải trùm áo kín mít vào buổi trưa vì nắng gắt có thể khiến tôi ốm bất cứ lúc nào”, anh nói. 


    Ở phòng kế bên, một lớp học khác đang thực hành bài tập tiếng Việt dưới sự hướng dẫn của giảng viên Trần Lê Phương. Trong ảnh là anh Trương Thái Học (38 tuổi, quốc tịch Trung Quốc), người  đã có một gia đình nhỏ với vợ và hai con tại Việt Nam. Là sinh viên lớn tuổi nhất lớp, anh cho biết đang quyết tâm học tiếng Việt nhằm đi khám phá khắp đất nước mà không cần tới người phiên dịch.

    Một sinh viên Cuba đang làm bài tập Tiếng Việt.


    Bầu không khí của lớp học diễn ra cởi mở và luôn có sự trao đổi, tương tác liên tục giữa giảng viên và sinh viên.


    Các lớp học bắt đầu từ 7h30 và kết thúc lúc 11h hàng ngày. Các sinh viên hầu hết đều kiếm sống bằng "nghề tay trái" là dạy tiếng Anh tại các trường mầm non, tiểu học. Một số sinh viên trở về khu ký túc xá để chuẩn bị bữa trưa.


    Ngoài giờ lên lớp, các sinh viên quốc tế còn phải trải qua các kỳ thi học phần, kiểm tra kỹ năng nghe – nói – viết tiếng Việt.


    Nhiều sinh viên quốc tế đánh giá việc học Tiếng Việt khá thú vị nhưng cũng đầy "thử thách" vì nếu không áp dụng câu và ngữ pháp đúng bối cảnh sẽ gây ra hiểu lầm trong cuộc sống.


    Tại ký túc xá, du học sinh quốc tế thường tự vào bếp nấu ăn. Trong ảnh là Xayyaseng Linda (20 tuổi, quốc tịch Lào), sang Việt Nam du học theo chương trình học bổng của chính phủ. Cô cho biết tại trường đại học Hà Nội có khoảng 30 du học sinh Lào, tuy nhiên do dịch Covid-19, hiện tại chỉ có 4 người có mặt tại Việt Nam.


    Sau 3 năm ở Hà Nội, Linda nói mình đã dần quen với nếp sinh hoạt của người Việt. Mỗi khi rảnh rỗi, cô thường tranh thủ đi thăm các địa danh nổi tiếng như hồ Gươm, Văn Miếu Quốc Tử Giám,….Cô cũng rất tích cực tham gia các hoạt động của hội sinh viên Lào. Năm 2019, cô từng được tặng cờ kỷ niệm của đại hội thể thao khối các sinh viên Lào. 

    "Các bạn sinh viên Lào trên địa bàn Hà Nội vẫn thường xuyên gặp gỡ, kết nối. Năm nay mọi hoạt động có phần kém sôi nổi hơn do dịch COVID-19, tuy nhiên chúng tôi luôn hỏi thăm nhau qua mạng và sẵn sàng chia sẻ và giúp đỡ nhau giải quyết khúc mắc trong cuộc sống", cô nói.

    Hiếu Nguyễn

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/can-canh-lop-hoc-tieng-viet-cua-sinh-vien-nuoc-ngoai-u40-van-miet-mai-lam-bai-tap-ngu-phap-a341807.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan