Tình trạng buôn lậu từ Campuchia vào Việt Nam diễn ra quanh năm ở nhiều cửa khẩu biên giới các tỉnh miền Tây. Các mặt hàng luôn nóng là đường cát, thuốc lá, xăng dầu, trâu bò...
|
Ở các cửa khẩu giáp biên giới An Giang, tình trạng buôn lậu thuốc lá từ Campuchia vào luôn “nóng”. |
|
Những tay buôn lậu thuốc lá đeo trên mình hàng trăm gói thuốc Hero từ Campuchia để vượt biên vào Việt Nam. Hàng ngày, cửa khẩu Vĩnh Xương, thị xã Tân Châu (An Giang) thường xuyên diễn ra những cảnh như thế này. |
|
Tuyến QL91 từ Châu Đốc về Long Xuyên (An Giang) mỗi ngày có hàng chục chiếc xe gắn máy chuyên vận chuyển thuốc lá lậu. |
|
Theo chi cục quản lý thị trường tỉnh An Giang, 4 tháng đầu năm 2014, các lực lượng chức năng đã bắt 835 vụ buôn lậu hàng hóa trị giá trên 17,4 tỷ đồng. Trong đó, mặt hàng thuốc lá bắt tịch thu trên 278.000 gói. |
|
Thuốc lá điếu sản xuất từ nước ngoài là mặt hàng “nóng” được nhập lậu ồ ạt từ Campuchia qua các cửa ngõ biên giới An Giang, dù các lực lượng chức năng quyết liệt ngăn chặn. |
|
Một vụ tiêu hủy hàng ngàn gói thuốc lá lậu ở An Giang. |
|
Đường lậu Thái Lan từ Campuchia vào các cửa khẩu An Giang cũng “nóng” mỗi ngày. |
|
Hằng ngày, từng đoàn xe tải siêu trọng, mỗi chiếc chở 600 - 900 bao đường Thái Lan theo quốc lộ 21 liên tục đổ về Chraythom (thuộc Kohthom, Kandal, Campuchia) đối diện cửa khẩu Khánh Bình, huyện An Phú (An Giang), để chờ cơ hội vào Việt Nam. |
|
Sau khi xuống bến, từng bao đường Thái được nhân công thay bao bì bằng vỏ bao không nhãn mác hoặc vỏ bao đường nội rồi đưa lên băng chuyền chuyển xuống ghe. Các tay đầu nậu thường hoạt động mạnh giữa sông Bình Di, nơi tiếp giáp biên giới Campuchia và An Giang. |
|
Tiền công vận chuyển từ bên kia biên giới qua tận nhà kho phía An Giang được đầu nậu trả cho cửu vạn khoảng 30.000 đồng/bao. |
|
Ban chỉ đạo 127 tỉnh An Giang, cho biết: Từ đầu năm tới nay, các lực lượng chống buôn lậu đã kiểm tra tạm giữ gần 20 xe tải chở đường cát, chủ yếu khi đang vận chuyển ở nội địa, với số lượng chưa tới 400 tấn. Phần lớn số vụ này chưa thể xử lý. |
|
Tại khu vực cửa khẩu Tịnh Biên (An Giang), mỗi ngày cũng có hàng trăm con trâu bò từ Campuchia rầm rập theo đường tiểu ngạch băng đồng về Việt Nam qua kênh Vĩnh Tế. |
|
Địa bàn có nhiều trâu bò nhập lậu ở An Giang là xã An Phú (Tịnh Biên) và xã Vĩnh Gia (Tri Tôn). Tuyến biên giới Tây Nam hiện nay cấm nhập khẩu trâu bò, do vậy mà trâu bò lậu sau khi vào Việt Nam nhanh chóng được thương lái sang tay đưa đi tiêu thụ. |
|
Tình trạng nhập lậu trâu, bò không những khó kiểm soát dịch bệnh mà còn làm nhà nước mất đi một khoản thu rất lớn từ thuế nhập khẩu chính ngạch. |
|
Mỗi khi giá xăng dầu nội địa thấp hơn nước ngoài thì tình trạng buôn lậu xăng dầu từ Việt Nam sang Campuchia lại nóng. |
|
Vào lúc cao điểm, có hàng triệu lít xăng dầu được đầu nậu ở các cửa khẩu An Giang đưa qua biên giới. |
|
"Hiện giá xăng dầu giữa Việt Nam và Campuchia chênh lệch không nhiều, nên thời điểm này, các cửa khẩu ở An Giang tình trạng buôn lậu mặt hàng này đã đỡ nóng", một lãnh đạo Hải quan huyện Tịnh Biên cho biết. |
|
Chợ Gò Tà Mâu (Campuchia) là nơi tập kết các mặt hàng thuốc lá, đường cát, mỹ phẩm, vải vóc, gỗ… chỉ cách thành phố Châu Đốc (An Giang) khoảng 1,5km, nên rất thuận lợi tuồn hàng lậu vào Việt Nam. |
Link bài gốcLấy link
https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/can-canh-buon-lau-o-bien-gioi-mien-tay-a37284.html