+Aa-
    Zalo

    Cảm động bức thư đi xin gạo cho học trò nghèo của thầy giáo Lai Châu

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Với nguyện vọng chăm lo cho đời sống học sinh vùng cao có hoàn cảnh khó khăn, thầy Phạm Quốc Bảo đã viết thư kêu gọi các mạnh thường quân ủng hộ gạo.

    Với nguyện vọng chăm lo cho đời sống học sinh vùng cao có hoàn cảnh khó khăn, thầy Phạm Quốc Bảo, Hiệu trưởng trường phổ thông dân tộc bán trú – Tiểu học Nậm Manh (Lai Châu) đã viết thư kêu gọi các mạnh thường quân ủng hộ gạo.  

    Thư kêu gọi của thầy Hiệu trưởng Phạm Quốc Bảo. Ảnh: Báo Giáo Dục Việt Nam.

    Mới đây, thầy Phạm Quốc Bảo, Hiệu trưởng trường phổ thông dân tộc bán trú – Tiểu học Nậm Manh, tỉnh Lai Châu vừa đi xin gạo nuôi học sinh vì gia đình các em quá khó khăn.

    Chia sẻ về lý do đi xin gạo cho học sinh, thầy Bảo tâm sự trên tờ Giáo Dục Việt Nam : “Do từ năm 2017 xã ra khỏi vùng 3, chỉ còn 2 bản thuộc vùng 3 nên hiện tại chỉ có 48 học sinh (thuộc bản vùng 3) được hưởng chế độ bán trú theo Nghị định 116 (được cấp gạo và tiền ăn hàng tháng). 203 em còn lại đã ra khỏi vùng 3 nên không được hưởng chế độ.

    Từ tháng 1/2019, học sinh ở nội trú không thuộc vùng 3 chỉ được tỉnh hỗ trợ tiền, không được hỗ trợ gạo nên nhà trường phải đi xin cho các em ăn”.

    Thầy Bảo nói rằng, học kì 1 của năm học này, học sinh đã có đủ gạo để ăn. Nhưng qua học kì 2, nhà trường cần 9.774 kg gạo (230 học sinh x 0,4 kg x 30 ngày x 4 tháng) để nuôi các em.

    Ngoài nhu cầu về gạo, nhà trường cũng cần xây thêm một bếp ăn bán trú (65m vuông). Hiện tại nhà trường dùng tạm bếp ăn cũ đã xuống cấp nhiều, và chắc chắn không thể sử dụng cho thời gian tới.

    “Nhà trường kính mong các cơ quan, đơn vị, các mạnh thường quân, các nhà hảo tâm hết sức giúp đỡ”, thầy Hiệu trưởng kêu gọi.

    Được biết, trước đó, trường THPT Trần Cao Vân (xã Ia Hlốp, huyện Chư Sê, Gia Lai) cũng lập danh sách 30 học sinh có hoàn cảnh khó khăn nhất chia ra các khối lớp. Mỗi tháng, các thầy cô sẽ hỗ trợ gạo và các nhu yếu phẩm để đảm bảo cho các em có điều kiện tốt nhất đến trường. Đồng thời, các giáo viên trong trường thường phân công nhau để dành thời gian gần gũi, động viên các em. Các dịp Tết nguyên đán, Tết trung thu, Tết thiếu nhi… và những lúc gia đình các em có biến cố, các thầy cô sẽ trực tiếp xuống nhà để thăm hỏi, hỗ trợ gạo và các nhu yếu phẩm thiết yếu cho các em.

    Chia sẻ về vấn đề này trên báo Dân Trí, thầy Bùi Quang Vinh - Hiệu trưởng trường THPT Trần Cao Vân cho biết: “Vấn đề duy trì sĩ số và nâng cao chất lượng giáo dục luôn là việc cốt lõi trong nhà trường. Sau khi thấy nhiều học sinh nghỉ học hoặc nguy cơ nghỉ học, nhà trường đã họp bàn nhằm tìm giải pháp. Lúc đó, ban giám hiệu đã lắng nghe ý kiến của giáo viên và tìm hiểu từng hoàn cảnh các em học sinh nghỉ học. Qua nắm tình hình, có rất nhiều em học sinh nghỉ học vì lý do gia đình khó khăn, mồ côi bố hoặc mẹ…

    Nhằm giải quyết việc này, nhà trường đã đề xuất ý tưởng ‘mỗi giáo viên tham gia nhận đỡ đầu một học sinh có hoàn cảnh khó khăn’. Tuy đời sống giáo viên còn khó khăn nhưng tận mắt chứng kiến hoàn cảnh của các em nên các thầy cô rất đồng tình, hưởng ứng.

    Không những thế, các thầy cô còn đi vận động sách vở, áo quần và đặc biệt là huy động các nguồn từ doanh nghiệp để tặng học bổng nhằm hỗ trợ hàng tháng cho các em có hoàn cảnh khó khăn, mồ côi…”.

    Thanh Tùng (T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/cam-dong-buc-thu-di-xin-gao-cho-hoc-tro-ngheo-cua-thay-giao-lai-chau-a305880.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan