(ĐSPL) – Người đàn ông luống tuổi vẫn bao năm lang bạt khắp Sài Gòn chỉ vì bị các con “nhanh tay” khai tử cha, bán căn nhà ông vất vả gây dựng.
Trong cuộc sống có vô vàn những hoàn cảnh trớ trêu, việc cha còn sống mà các con đã “nhanh tay” khai tử cũng có thể xảy ra.
Câu chuyện người đàn ông luống tuổi lang bạt khắp Sài Gòn vì bị các con khai tử mới đây đang được nhiều người quan tâm. Sự việc đã xảy ra cách đây nhiều năm, thế nhưng cho đến tận bây giờ dường như câu chuyện ấy vẫn cứ nối dài.
Người đàn ông được nhắc đến tên Nguyễn Văn Quang sinh trưởng trong gia đình nghèo. Mẹ ông 81 tuổi vẫn phải đi bán vé số mỗi ngày. Năm 1979, ông Quang công tác tại Ban Chỉ huy quân sự quận 5, TP.HCM, gặp và yêu chị Ngô Thị Nam Phương, phụ cha mẹ buôn bán nón lá tại nhà. Cuộc tình đẹp như những chiếc nón bài thơ và hai người nên nghĩa vợ chồng.
Mặc dù là con trưởng, nhưng vì vợ bệnh nên ông Quang chấp nhận dừng lại ở 5 cô con gái chứ không dám kiếm thêm một cậu con trai. Hai vợ chồng ông Quang chắt chiu mua được căn nhà. Thế nhưng kể từ khi vợ qua đời, công việc làm ăn của ông đổ bể, cuộc đời ông từ đó trở nên bế tắc, các con ghẻ lạnh, coi thường ông – Pháp Luật Việt Nam cho hay.
Nhiều năm sau, khi đó các con ông Quang đã trưởng thành, cô con gái Nga và Lộc đã tốt nghiệp đại học, người làm giáo viên, người theo nghề kinh doanh. Hằng và Nhàn thi rớt đại học, đi làm thuê. Cả 4 cô con gái này lần lượt lập gia đình theo sự mai mối của chị vợ ông, người đang sống ở Mỹ. Riêng cô con gái út Phương Thanh hơi khù khờ, không học hành cũng không gả được, đang sống cùng với Nga.
Người đàn ông bị 5 con khai tử để bán nhà (Ảnh VnExprees). |
Cũng theo đó, VnExpress cho biết thêm, năm 2008, người phụ nữ 33 tuổi làm đơn yêu cầu TAND quận 10 tuyên bố cha mình là ông Nguyễn Văn Quang (59 tuổi, ngụ phường 6) đã chết.
Trình bày với tòa, chị này cho biết, một năm sau khi mẹ chết (năm 1995), ông Quang bỏ nhà đi. Gia đình tìm kiếm ông nhiều nơi nhưng không có tin tức. Họ cũng thông báotrên các phương tiện thông tin đại chúng nhưng không thấy ông Quang về. Vì vậy, chị yêu cầu tòa tuyên bố cha đã chết để giải quyết một số vấn đề liên quan. Bốn chị em gái còn lại của người phụ nữ cũng đồng ý kiến.
Tháng 3/2009, TAND quận 10 chấp nhận yêu cầu của các con ông Quang, tuyên bố ông đã chết. Theo tòa, căn cứ vào trình bày của đương sự, những người có liên quan, xác nhận của công an địa phương... có đủ cơ sở xác định ông Quang đã bỏ nhà đi từ năm 1999. Gia đình đã tìm kiếm nhưng quá thời gian quy định ông vẫn không trở về, không biết còn sống hay đã chết. Việc con gái ông yêu cầu tòa tuyên cha đã chết là phù hợp với quy định của pháp luật.
"Ngày chết của ông được xác định là 1/1/2005. Kể từ ngày quyết định có hiệu lực pháp luật, các quan hệ hôn nhân gia đình và quan hệ nhân thân khác của ông được giải quyết như đối với người đã chết. Các quan hệ về tài sản của ông Quang được giải quyết theo pháp luật thừa kế", quyết định nêu.
Theo Công An Nhân Dân, trong khi đó, ông Quang trình bày với tòa án, sau khi vợ ông chết, việc làm ăn không thuận lợi nên ông về quê ở Cần Thơ chăm mẹ già. Năm 2009, ông xuống Kiên Giang nuôi tôm. Do công việc thường xuyên ở lại cơ sở nên thỉnh thoảng ông mới về thăm nhà trên đường Nguyễn Kim.
Trong thời gian ông vắng mặt tại địa phương, các con ông đã cắt hộ khẩu và không cho ông vào nhà. Do buồn phiền các con nên ông càng ít về thăm.
Sau đó, các con đã làm thủ tục yêu cầu tuyên bố ông đã chết để chiếm đoạt tài sản. Đến năm 2012, trong một lần về thăm nhà, ông Quang mới biết đã bị các con khai tử nên đã yêu cầu TAND quận 10 hủy quyết định tuyên bố ông đã chết.
Từ yêu cầu của ông Quang và xác nhận của chính quyền địa phương, ngày 18/8/2013, TAND quận 10 ra quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố ông Quang đã chết mà tòa này đã ra trước đó.
Sau bao năm xa cách, cha con không một lần gặp mặt. Thế nhưng, khi ông Quang hay tin căn nhà của ông đã bị các con rao bán với giá 12 tỷ đồng, có người đã đến đặt cọc thì cha con mới chịu gặp mặt nhau.
Khác với những gia đình khác, dù là sau nhiều năm xa cách thế nhưng tình cảm cha con ông Quang chả khác nào người dung nước lã, các con ông lạnh lùng hỏi ông “Ông còn về đây làm gì”.
Hiện tại câu chuyện ngang trái của người đàn ông luống tuổi này vẫn đang được dư luận quan tâm.
Thủ tục Đăng ký khai tử: Sau khi Quyết định của Tòa án về việc tuyên bố người chồng đã chết có hiệu lực pháp luật, chị đến tại Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi cư trú cuối cùng của người chồng để thực hiện việc đăng ký khai tử. Chị cần nộp 01 bộ hồ sơ với các giấy tờ theo Điều 34 Luật Hộ tịch 2014 gồm: Tờ khai theo mẫu quy định; Quyết định của Tòa án tuyên bố người cha đã chết. Ngay sau khi nhận hồ sơ, nếu thấy việc khai tử đúng thì công chức tư pháp – hộ tịch ghi nội dung khai tử vào Sổ hộ tịch, cùng người đi khai tử ký tên vào Sổ hộ tịch và báo cáo Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã cấp trích lục cho người đi khai tử. Công chức tư pháp – hộ tịch khóa thông tin hộ tịch của người chết trong Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử. Như vậy, sau khi thực hiện 02 thủ tục nêu trên, chị sẽ hoàn thành việc đăng ký khai tử cho người cha, làm căn cứ pháp lý để thực hiện các giao dịch hay các hành vi khác sau này. |
MỸ AN (Tổng hợp)
Xem thêm video:
[mecloud]gZQHdAZH38[/mecloud]