+Aa-
    Zalo

    Cách tra cứu Giấy phép lái xe thật hay giả như thế nào?

    (ĐS&PL) - Việc kiểm tra tính xác thực của Giấy phép lái xe (GPLX) là vô cùng quan trọng, giúp bạn tránh các rủi ro pháp lý và đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông.

    Tại sao cần tra cứu giấy phép lái xe?

    Hiện nay, tình trạng làm giả giấy phép lái xe không hề hiếm gặp. Có nhiều tổ chức công khai nhận làm giả giấy phép lái xe, thi hộ kỳ thi sát hạch lái xe trên mạng xã hội. Hầu hết đều cam kết chỉ cần đóng tiền là có giấy phép lái xe mà không cần học và thi.

    Tuy nhiên, đây đều là giấy tờ giả. Nếu bị Cảnh sát giao thông phát hiện, người tham gia giao thông sẽ bị phạt rất nặng.

    Do đó, việc tra cứu giấy phép lái xe là điều cần thiết bởi nó không chỉ cho biết giấy phép lái xe thật hay giả mà còn cho biết thêm các thông tin khác liên quan đến chính giấy phép lái xe và người sở hữu giấy phép lái xe đó.

    Giấy phép lái xe (còn được gọi là bằng lái xe) là một loại giấy phép, chứng chỉ do cơ quan nhà nước hoặc cơ quan có thẩm quyền cấp cho cá nhân, cho phép người đó được phép vận hành, lưu thông, tham gia giao thông bằng xe cơ giới như xe máy, ô tô, xe bus, xe tải,…

    Giấy phép lái xe được chia thành các hạng, tương ứng với độ tuổi và loại phương tiện được phép điều khiển:

    - Giấy phép lái xe điều khiển các loại xe mô tô và xe ba bánh: A1, A2, A3, A4.

    - Giấy phép lái xe điều khiển các loại xe ô tô mà xe đầu kéo có rơ moóc: B1, B2, C, D, E, FB2, FD, FE…

    Việc kiểm tra tính xác thực của Giấy phép lái xe (GPLX) là vô cùng quan trọng, giúp bạn tránh các rủi ro pháp lý và đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông. Ảnh minh họa

    Việc kiểm tra tính xác thực của Giấy phép lái xe (GPLX) là vô cùng quan trọng, giúp bạn tránh các rủi ro pháp lý và đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông. Ảnh minh họa 

    Cách tra cứu Giấy phép lái xe thật hay giả như thế nào?

    Cách 1: Kiểm tra trên website của Tổng cục đường bộ Việt Nam.

    Bước 1: Truy cập Trang thông tin giấy phép lái xe của Tổng cục đường bộ Việt Nam tại địa chỉ https://gplx.gov.vn/.

    Bước 2: Nhập các thông tin bao gồm: Loại giấy phép lái xe; số giấy phép lái xe; ngày, tháng, năm sinh; mã bảo vệ. Cuối cùng chọn "Tra cứu giấy phép lái xe".

    Bước 3: Xem kết quả

    Nếu hệ thống không hiện đầy đủ thông tin (bao gồm: họ và tên, ngày sinh, số giấy phép lái xe, số phôi thẻ giấy phép lái xe, nơi cấp giấy phép lái xe, ngày cấp giấy phép lái xe, ngày hết hạn giấy phép lái xe, hạng giấy phép lái xe, ngày trúng tuyển) hoặc thông tin không trùng khớp với thông tin trên giấy phép lái xe thì là giả.

    Cách 2: Kiểm tra bằng mã QR trên Giấy phép lái xe.

    Theo Điều 47 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT ngày 15/4/2017 quy định về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ; được sửa đổi bởi khoản 28 Điều 1 Thông tư 38/2019/TT-BGTVT về giấy phép lái xe, giấy phép lái xe được cấp sau ngày 1/6/2020 mà không có mã QR ở mặt sau thì có thể là giả.

    Theo đó, với giấy phép lái xe có mã QR, bạn có thể tiến hành quét mã QR đó bằng các ứng dụng quét mã. Sau khi quét mã sẽ hiện ra các thông tin: Số giấy phép lái xe; họ tên, ngày, tháng, năm, sinh; hạng giấy phép lái xe; nơi cấp giấy phép lái xe.

    Nếu quét mã QR mà không ra các thông tin nói trên hoặc các thông tin trên không trùng với thông tin trên giấy phép lái xe thì có thể đó là giả.

    Tuy nhiên, ngoài trường hợp giấy phép lái xe là giả, việc tra cứu cũng có thể không ra kết quả bởi một số lý do như người dùng nhập sai thông tin, thông tin về giấy phép lái xe chưa kịp cập nhật trên hệ thống cơ sở dữ liệu. Vì vậy, khi tra cứu thông tin giấy phép lái xe, bạn cần kiểm tra kỹ thông tin nhập.

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/cach-tra-cuu-giay-phep-lai-xe-that-hay-gia-nhu-the-nao-a481342.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan