+Aa-
    Zalo

    Cách phòng và điều trị cho người bị say nắng khi nhiệt độ ngoài trời tăng cao

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Bước vào hè, trời nắng, rất nhiều người có biểu hiện say nắng. Khi bị say nắng nếu không được cấp cứu kịp thời, người bị say nắng dễ mắc các biến chứng nghiêm trọng.

    Bước vào hè, trời nắng, rất nhiều người có biểu hiện say nắng. Khi bị say nắng nếu không được cấp cứu kịp thời, người bị say nắng dễ mắc các biến chứng nghiêm trọng.

    Say nắng là tình trạng tăng thân nhiệt quá mức, thường trên 40 độ C, hay xảy ra đối với người già, trẻ em, những người lao động, luyện tập với cường độ cao hoặc bị "phơi nắng" quá lâu.

    Biểu hiện của người say nắng

    Người bị say nắng thường có các biểu hiện như sốt cao, da nóng và khô, mệt mỏi, đau đầu, nôn mửa... Một số triệu chứng khác có thể xảy ra như giảm khả năng nhận thức, bị ảo giác, mất định hướng và hôn mê, co giật.

    Những nguy hại khi bị say nắng

    Nếu không được cấp cứu kịp thời, người bị say nắng dễ mắc các biến chứng nghiêm trọng như phù phổi, suy thận cấp, hạ đường huyết, rối loạn đông máu, mất trí nhớ…

    Say nắng nếu để chuyển nặng có thể dẫn đến đau tim, đột quỵ ở người già hoặc gây biến chứng là sốc. Sốc có thể làm hỏng bộ phận cơ thể nếu không được điều trị kịp thời.

    Cách điều trị cho người say nắng

    Khi gặp trường hợp say nắng, say nóng cần nhanh chóng tiến hành những biện pháp sơ cứu ngay lập tức khi chưa có sự hỗ trợ của nhân viên y tế hay phương tiện y tế:

    - Nhanh chóng tiến hành giảm thân nhiệt cho nạn nhân: Chuyển ngay nạn nhân vào chỗ mát, thoáng gió, cởi bỏ bớt quần áo, cho uống nước mát có pha muối, chườm lạnh bằng khăn mát hoặc nước đá ở những vị trí có động mạch lớn đi gần ngoài da như nách, bẹn, cổ.

    - Nếu nạn nhân hôn mê không uống được nước hoặc nôn liên tục, sốt tăng liên tục, kèm các triệu chứng đau bụng, đau ngực, khó thở thì phải nhanh chóng chuyển nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất. Trong quá trình vận chuyển vẫn thường xuyên chườm mát cho nạn nhân.

    Tại các trung tâm y tế, nạn nhân sẽ được truyền bù nước và điện giải cũng như các biện pháp hỗ trợ khác. Trong trường hợp nạn nhân sốt cao có thể dùng paracetamol để hỗ trợ hạ sốt. Nếu có co giật phải dùng các thuốc chống co giật cho bệnh nhân. Trường hợp nạn nhân hôn mê có thể phải đặt ống nội khí quản thở máy.

    Nếu nạn nhân bị ngừng tim cần nhanh chóng xoa bóp tim ngoài lồng ngực và hà hơi thổi ngạt. Kỹ thuật ép tim ngoài lồng ngực: dùng hai tay chồng lên nhau ép lên lồng ngực ngoài tim, tần số ép khoảng 100 lần/phút.

    Bên cạnh đó có nhiều loại đồ ăn, nước uống có thể chữa say nắng hiệu quả:

    Cách phòng say nắng

    Để đề phòng tình trạng bị say nắng trong tiết trời nắng nóng, oi bức, cần tuân thủ một số việc làm sau:

    - Tránh ra ngoài trời vào những giờ nắng nhất (thường từ 12 giờ trưa đến khoảng 3 giờ chiều).

    - Nếu phải làm việc ngoài trời, tốt nhất nên có thời gian nghỉ giải lao, tránh trường hợp làm việc liên tục, quá sức dưới nền nhiệt cao. Có thể sau 1 tiếng làm việc, nghỉ ngơi khoảng 5-10 phút để hạ bớt thân nhiệt, sau đó tiếp tục công việc.

    - Lựa chọn trang phục khi làm việc dưới trời nắng nóng cũng là việc rất cần thiết. Nên đội mũ và mặc quần áo dài, tránh ánh nắng tiếp xúc trực tiếp lên cơ thể. Tuy nhiên, cần lưu ý, quần áo không được quá chật vì sẽ cản trở quá trình tỏa nhiệt của cơ thể. Tốt nhất, nên mặc quần áo được may bằng chất liệu cotton, lanh và chọn các màu sáng vì màu tối, đặc biệt là màu đen thường dễ “bắt nắng” hơn, tăng nguy cơ hấp thụ nhiệt vào bên trong cơ thể.

    - Khi đi ngoài trời nắng, hãy tìm những nới râm mát để đi, hoặc có thể nghỉ giữa chừng ở nơi râm mát, hoặc bóng cây mát nào đó để điều hòa không khí.

    - Uống nhiều nước là giải pháp hạn chế tối đa việc mất nước của cơ thể. Do vậy, phải uống ít nhất 2 lít nước/ngày và có thể nhiều hơn trong những ngày nắng nóng, oi bức. Không chỉ đơn thuần uống nước lọc mà còn là nước ép hoa quả, nước ép rau xanh và tăng cường các loại trái cây để bổ sung vitamin cho cơ thể.

    Ngoài ra, bạn nên lưu ý khi uống nước thì nên uống từng ngụm nhỏ. Không nên để đến khi cơ thể quá khát mới uống nước, bởi đó là lúc cơ thể bạn đã rơi vào tình trạng thiếu nước.

    - Thường xuyên vận động, tập luyện để tăng cường sức khỏe giúp cơ thể chống chọi với sự "khắc nghiệt" của thời tiết.

    - Áp dụng mọi biện pháp giúp môi trường xung quanh bạn được thoáng mát. Quạt gió, quạt phun sương, điều hòa, thậm chí là tưới nước hoặc đặt chậu nước trong phòng cũng giúp bạn tránh được khả năng bị mất nước, ngạt thở do say nóng.

    - Nên định kỳ sau khoảng 45 phút hay 1 tiếng làm việc thì nghỉ ngơi ở nơi thoáng mát từ 15 - 20 phút.

    - Làm thoáng mát môi trường làm việc, đặc biệt là các công xưởng, hầm lò rất có ý nghĩa trong việc phòng chống say nắng, say nóng.

    - Ăn nhiều thực phẩm trị say nắng. Việc ăn nhiều rau xanh và hoa quả cũng giúp cơ thể chống lại say nắng. Một số loại hoa quả có tác dụng lợi tiểu, tiêu viêm, thanh nhiệt, giải độc như: bí đao, mướp đắng, dưa chuột, đào, dưa hấu, táo....

    Bài thuốc chữa say nắng tại nhà

    Khi trong nhà có người bị say nắng bạn có thể áp dụng 1 trong những bài thuốc chữa say nắng ngay tại nhà như:

    Bài 1: Lấy 150g bí xanh, gọt bỏ vỏ, ép lấy nước cốt rồi cho thêm vài hạt muối vào để uống. Chia làm 2-3 lần cho người bệnh uống trong ngày.

    Bài 2: 1 nắm lá sắn dây, 1 nắm lá tre, rửa sạch, vảy cho khô nước, đem giã nát lấy nước cốt cho người bệnh uống.

    Bài 3: Dùng 2 đoạn mía tươi ép lấy nước, chia 2-3 lần. Để nhanh chóng và tiện lợi hơn bạn có thể mua nước mía nguyên chất về uống cũng rất nhanh.

    Bài 4: 2-3 thìa bột sắn dây cùng 1 ít đường hòa với nước đun sôi để nguội cho bệnh nhân uống. Uống 2-3 lần trong ngày là khỏi.

    Bài 5: 12g củ sắn dây tươi, 12g lá tre, 12g rau má, 12g hương nhu sắc uống trong ngày. Uống liên tiếp 3 ngày sẽ khỏi.

    Bài 6: 20g hương như, 12g rau má, 12g quả dành dành, 20g biển đậu, 12g hậu phác. Đêm sắc uống ngày 1 thang như trên, uống liên tiếp trong 3 ngày.

    Mỹ An (T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/cach-phong-va-dieu-tri-cho-nguoi-bi-say-nang-khi-nhiet-do-ngoai-troi-tang-cao-a229964.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan