+Aa-
    Zalo

    Cách phòng ngừa các bệnh về đường hô hấp thường gặp lúc giao mùa

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Các bệnh lý đường hô hấp ảnh hưởng đến chất lượng sống, các bệnh lý thường gặp như: cúm, viêm xoang, viêm thanh quản… còn các nhiễm trùng đường hô hấp dưới thường gặp là viêm phế quản, viêm tiểu phế quản, viêm phổi…

    Bệnh đường hô hấp là gì?

    Bệnh đường hô hấp hay bệnh phổi là một thuật ngữ y tế bao gồm bệnh lý điều kiện ảnh hưởng đến các cơ quan và các mô mà làm cho trao đổi khí khó khăn trong sinh vật bậc cao, và bao gồm các điều kiện của đường hô hấp trên, khí quản, phế quản, tiểu phế quản, phế nang, màng phổi và khoang màng phổi, và các dây thần kinh và cơ hô hấp.

    Các bệnh hô hấp thường gặp lúc giao mùa | Vinmec

    Các bệnh về đường hô hấp từ nhẹ và tự giới hạn, chẳng hạn như cảm lạnh thông thường, đến các bệnh đe dọa đến tính mạng như viêm phổi do vi khuẩn, tắc mạch phổi, hen suyễn cấp tính và ung thư phổi.

    Tại sao các bệnh hô hấp thường gặp lúc giao mùa?

     

    • Thay đổi khí hậu vào thời điểm giao mùa khiến nhiệt độ thay đổi thất thường, từ nóng chuyển sang lạnh và từ nắng chuyển sang mưa trong một ngày. Khi sự biến động nhiệt độ diễn ra nhanh sẽ làm hệ miễn dịch của bạn bị suy yếu. Bên cạnh đó các virus gây bệnh cảm lạnh dễ dàng phát triển và lan truyền hơn trong điều kiện khí hậu lạnh, ẩm. Đường hô hấp là nơi mà nhiều mầm bệnh dễ dàng xâm nhập khi chúng ta hít thở. Do đó, các triệu chứng như ho và ngứa họng rất phổ biến khi thời tiết thay đổi.

    Những bệnh hô hấp hay gặp vào mùa xuân và cách hạn chế

    • Siêu vi gây ra bệnh đường hô hấp ví dụ như virus cúm phát triển dễ dàng hơn vào thời tiết lạnh so với mùa nóng.
    • Không khí dễ bị tù túng, kém lưu thông do vào mùa lạnh mọi người có khuynh hướng ít di chuyển ra ngoài đường mà ở trong nhà nhiều hơn, đóng các cửa để tránh không khí lạnh xâm nhập. Đây là yếu tố thuận lợi làm các tác nhân vi sinh vật nếu tồn tại trong không khí có khả năng sinh sôi nảy nở nhiều hơn.
    • Vào mùa lạnh, ngày ngắn đêm dài, số giờ có ánh sáng mặt trời trong ngày cũng giảm đi. Đặc biệt là ở các tỉnh phía Bắc có nhiều ngày không nhìn thấy mặt trời. Ánh mặt trời có tia cực tím là một tác nhân rất quan trọng để tiêu diệt các tác nhân vi sinh vật. Vào mùa đông ánh sáng mặt trời ít đi cũng là một lý do nữa làm cho vi sinh vật dễ sinh sôi nảy nở hơn nữa.

    Một số bệnh thường gặp lúc giao mùa

    Nhiễm trùng đường hô hấp

    - Nhiễm trung đường hô hấp là nhiễm trùng xảy ra ở phổi, ngực, xoang, mũi và cổ họng. Nhiễm trùng mạn tính là những bệnh xảy ra lặp đi lặp lại theo thời gian, đặc biệt khi chuyển mùa từ mùa thu sang mùa đông.

    - Nguyên nhân dẫn đến nhiễm trùng hô hấp thường do vi khuẩn hoặc virus. Nhiễm trùng đường hô hấp do vi khuẩn có thể được điều trị bằng kháng sinh nhưng virus thì không thể điều trị bằng kháng sinh, mặc dù thuốc kháng virus có thể được sử dụng trong một số trường hợp.

    Bệnh hen suyễn

    - Thời điểm trẻ em quay trở lại trường học cũng là thời điểm mùa virus vào cao điểm, điều này đặc biệt nếu trẻ hen suyễn, thì bệnh có thể càng trầm trọng khi gặp thời điểm chuyển mùa.

    Biến chứng thường gặp do bệnh hen suyễn ở trẻ em

    - Thời điểm chuyển mùa từ mùa thu sang mùa đông là thời điểm tồi tệ nhất đối với trẻ em mắc bệnh hen suyễn do trẻ phải tiếp xúc với nhiều loại virus bệnh đường hô hấp.

    Cách phòng bệnh hô hấp khi thay đổi thời tiết.

    Khi phải thường xuyên dịch chuyển hoặc khi thay đổi thời tiết, cần chú ý một số điều sau để phòng và điều trị bệnh hô hấp:

    Các bệnh về đường hô hấp và cách phòng chống

    • Giữ ấm cơ thể khi trời lạnh, nhất là cổ, ngực, gan bàn chân;
    • Tắm bằng nước ấm trong phòng kín gió, tắm xong phải lau người thật khô rồi mặc quần áo sạch;
    • Tránh quạt máy, máy lạnh, tránh thức khuya. Ăn uống và thể dục điều độ.
    • Vệ sinh họng, miệng như đánh răng sau khi ăn, trước và sau khi ngủ dậy;
    • Không nên hút thuốc lá, tránh uống nước lạnh, có đá. Tăng cường rau xanh và uống nhiều nước hoa quả;
    • Hiện nay, nhiều người dân vẫn có thói quen tự ý mua thuốc trong đó có cả thuốc kháng sinh để điều trị các bệnh đường hô hấp. Nguy hại hơn, nhiều người còn sử dụng đơn thuốc cũ dù không có chỉ định của bác sĩ để uống, điều này hết sức nguy hiểm. Điều này dẫn đến làm tăng khả năng vi khuẩn kháng lại thuốc kháng sinh trong cộng đồng, khiến những người không may mắc bệnh sẽ gặp nhiều khó khăn trong điều trị. Do đó, khi có các triệu chứng của bệnh, người bệnh không được tự ý sử dụng thuốc kháng sinh mà phải đi khám bệnh và được bác sĩ kê đơn thuốc. Việc làm này vừa tránh cho bệnh tiến triển nặng gây biến chứng, lại vừa tránh lây bệnh của mình sang những người xung quanh.
    • Tiêm ngừa cúm vào đầu mùa lạnh, tiêm ngừa phế cầu cho đối tượng có nguy cơ giúp tăng sức đề kháng chung của cơ thể, để phòng chống nguy cơ mắc bệnh đường hô hấp và nếu bị, thì sẽ mắc nhẹ hơn, thời gian nằm viện ít hơn.
    • Rửa mũi và súc họng bằng nước muối sinh lý 0,9% để diệt vi khuẩn có thể gây bệnh và làm sạch khoang mũi họng. Rửa tay bằng xà bông là biện pháp vô cùng hiệu quả để giảm lây nhiễm vi sinh vật gây bệnh từ người này sang người khác.

     Hồ Nga (t/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/cach-phong-ngua-cac-benh-ve-duong-ho-hap-thuong-gap-luc-giao-mua-a607141.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.