+Aa-
    Zalo

    Cách phòng bệnh lây nhiễm từ bể bơi công cộng

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Bơi lội ngày hè là sở thích của rất nhiều người, nhất là trẻ em. Tuy nhiên, vì nhiều lý do, bể bơi công cộng lại là nguồn lây nhiễm nhiều bệnh lý khác nhau.

    Bơi lội ngày hè là sở thích của rất nhiều người, nhất là trẻ em. Tuy nhiên, vì nhiều lý do, bể bơi công cộng lại là nguồn lây nhiễm nhiều bệnh lý khác nhau cho người sử dụng.  

    Vui chơi tại các bể bơi vào mùa hè, những ngày nóng là niềm vui của mọi đứa trẻ ở bất cứ độ tuổi nào. Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích thì việc sớm cho bé tới bể bơi một cách thường xuyên sẽ khiến bé có thể lắc phải một số bênh thường gặp. 

    Đặc biệt, với trẻ nhỏ, sức đề kháng và khả năng miễn dịch kém, làn da non yếu nên nguy cơ mặc một số bệnh thường gặp khi chơi ở bể bơi là rất cao. Do đó, để bé được chơi an toàn trong môi trường nước bố mẹ phải tìm hiểu về các nguy cơ lây bênh để có biện pháp phòng ngừa phù hợp.

    Nên lựa chọn bể bơi đảm bảo chất lượng vệ sinh để tránh bệnh lây nhiễm. Ảnh: Báo giao thông 

    Trẻ bị viêm kết mạc sau đi bơi  

    Trao đổi với Báo Giao thông, BS. Đặng Xuân Nguyên, Giám đốc chuyên môn BV Mắt Hà Nội 2 cho biết: “Gần đây, khá nhiều bệnh nhân bị viêm kết mạc tới thăm khám, trong đó có cả người lớn và trẻ em. Nguyên nhân phổ biến là do mắt bệnh nhân bị nhiễm khuẩn khi đi bơi ở các bể bơi công cộng. Trong đó, viêm kết mạc có thể do trong bể bơi có chất chlorine làm mắt đỏ kích ứng kéo dài. Ngoài ra, việc tiếp xúc với nước bẩn không chỉ dẫn đến đau mắt thông thường mà còn làm tăng cơ hội lây nhiễm các loại vi khuẩn như Chalamydia, một loại vi khuẩn bộ phận sinh dục xâm nhập mắt. Biểu hiện thường thấy là bệnh nhân mắt đỏ, ra nhiều nhử, kết mạc có hột đặc hiệu, bệnh diễn biến kéo dài nếu không được điều trị đúng”.

    Cũng theo cảnh báo của BS. Nguyên, sau khi bơi, nếu trẻ có những dấu hiệu như: cộm, xốn, rát và mắt đỏ, ngứa, sưng nề, chảy nước mắt, nghĩa là trẻ đã bị viêm kết mạc. Nếu chăm sóc không tốt, hay dụi mắt hoặc dùng khăn không sạch lau chùi mắt thì sau hai - ba ngày trẻ sẽ bị bội nhiễm làm mắt đổ ghèn. Khi ghèn có màu vàng, xanh chứng tỏ mắt trẻ đã bị nhiễm trùng, dịch tiết lúc này không phải là nước mắt, mà là nhầy, mủ.

    Nếu chăm sóc tốt, có thể tự khỏi sau hai tuần. Nếu chăm sóc không đúng cách, có thể gây viêm loét giác mạc, làm mờ mắt hoặc có thể bị mù. “Để phòng bệnh, cha mẹ cần lưu ý tìm cho trẻ bể bơi đảm bảo chất lượng vệ sinh. Sau khi trẻ bơi xong, cha mẹ nên cho trẻ rửa mắt, mũi, họng bằng nước muối sinh lý 9 phần nghìn. Nếu không may trẻ nhiễm bệnh, cha mẹ nên chủ động đưa trẻ đến bác sĩ chuyên khoa thăm khám, để được tư vấn điều trị, không nên tự ý dùng thuốc, sẽ tăng nguy cơ khiến bệnh nặng nề hơn”, BS. Nguyên khuyến cáo.

    Viêm da, nấm tóc do đi bơi

    BS. Hoàng Thị Phượng, Phó trưởng khoa Bệnh da phụ nữ, trẻ em, BV Da liễu T.Ư cho biết: “Vào hè, bệnh viện tiếp nhận khá đông bệnh nhân mắc bệnh lý về da do bơi lội ở các bể bơi kém chất lượng, trong đó khá đông trẻ nhỏ. Phần lớn mắc nhiễm khuẩn, nhiễm vi nấm ở da, nấm da, chốc lở, viêm da tiếp xúc…”

    Bệnh lý do nấm thường gặp ở người đi bơi là hắc lào, nấm móng, nấm tóc. Sau khi nhiễm các vi nấm kể trên từ 5-7 ngày, bệnh nhân thường xuất hiện các triệu chứng ngứa, viêm loét tại các vị trí thương tổn. Bệnh do vi nấm dễ lây, ảnh hưởng tới chất lượng sống và thẩm mỹ. Ngoài ra, người hay đi bơi còn viêm da tiếp xúc do hóa chất vệ sinh bể. Khi viêm da, trẻ thường ngứa, gãi nhiều. Điều này nguy hiểm nếu trẻ không được điều trị kịp thời, bởi nhiễm khuẩn còn có thể gây viêm cầu thận…

    “Trước khi bơi, mọi người nên bôi một lớp nhẹ vazelin khắp cơ thể nhằm tạo lớp bảo vệ da, cần tắm tráng trước khi xuống bể để giữ gìn vệ sinh chung. Sau khi bơi xong, cần tắm ngay, sử dụng sữa tắm, dầu gội trung tính để bảo vệ da, tránh khô da.  

    Ngoài ra bố mẹ nên trang bị các phương tiện bảo hộ cần thiết để bé bơi an toàn như: kính bơi, mũ chụp đầu để bảo vệ tóc và tai cho bé.

    - Khi bé có những vết thương hở dù lớn hay bé cũng không nên cho bé tới bể bơi. - Không cho bé ngâm nước hồ bơi quá lâu và tắm cho bé thật sạch ngay sau khi bé lên bờ

    - Không nên thuê đồ chơi cho bé sử dụng bởi đó có thể là nguồn lây nhiễm nếu như đồ chơi không được giặt sạch sẽ, chứa vi khuẩn, nấm.

    - Cảnh báo các đối tượng bị đau mắt và các bệnh dễ lây nhiễm khác không nên sử dụng các bể bơi công công để tránh lây nhiễm cho những người khác.

    - Nhỏ nước muối sinh lý phòng bệnh về mắt, họng, mũi cho bé và không dùng bông ngoái tai cỡ lớn để vệ sinh tai cho bé khi đi bơi về vì có thể khiến bé đau tại, loét tai và chất bẩn và vi khuẩn bị đẩy vào bên trong và sinh sôi nảy nở nhiều hơn.

    - Thường xuyên theo dõi sức khỏe nếu có dấu hiệu bất thường nên để bé tới các cơ sở khám chữa bệnh kịp thời, tránh để năng gây nguy hiểm cho bé.  

    Kiều Trang (T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/cach-phong-benh-lay-nhiem-tu-be-boi-cong-cong-a233499.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan