+Aa-
    Zalo

    Cách hay phòng chống hiện tượng bị móc trộm hành lý ở sân bay

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL) - Hiện tượng hành lý bị rạch, mất cắp đồ tại sân bay đã đáng "báo động đỏ". Dưới đây là cách để khách hàng tự phòng chống hiện tượng bị móc trộm hành lý.

    (ĐSPL) - Hiện tượng hành lý bị rạch, mất cắp đồ tại sân bay đã đáng "báo động đỏ". Trong khi chờ các cơ quan chức năng có chế tài quản lý, giám sát chặt chẽ hơn thì khách hàng hãy tự bảo vệ tài sản của mình. Dưới đây là cách phòng chống hiện tượng bị móc trộm hành lý.

    Nạn mất cắp hành lý bùng phát trở lại

    Theo báo cáo của Cảng vụ Hàng không, năm 2013 và 2014, tại sân bay Nội Bài xảy ra 12 vụ mất trộm hàng hoá trong hành lý. Tình trạng này đặc biệt gia tăng kể từ cuối năm 2014 tới nay. Nhiều hành khách phản ánh không chỉ mất đồ ở sân bay Nội Bài mà hành lý còn bị phá hoại, vali bị rạch nát cho dù đã quấn nhiều lớp nilon hoặc băng dính bên ngoài.

    Điển hình, ngày 15/1/2015, công an quận Cầu Giấy đã bắt quả tang Trần Hữu Đức (22 tuổi, quê Đô Lương, Nghệ An) đang tiêu thụ 16 chiếc điện thoại di động Samsung mới tại một cửa hàng điện thoại. Qua điều tra, Đức khai nhận là nhân viên bốc xếp của Cty CP dịch vụ vận chuyển hàng hóa Nội Bài (NCTS) và số điện thoại trên được móc trộm từ một kiện hàng tại sân bay Nội Bài.

    Trước đó, năm 2014, tại sân bay Nội Bài, 2 nhân viên của NCTS cũng bị bắt quả tang khi đang dùng dao rạch một kiện hàng để moi thẻ điện thoại di động của một Cty gửi qua đường hàng không. Hai nhân viên này đã moi được 1.000 thẻ điện thoại để chia nhau đem bán.

    Một nam hành khách giấu tên, từ Nhật Bản về sân bay Nội Bài mới đây phản ánh mất 3 chiếc điện thoại di động. Valy của anh bị rạch rách một góc rộng vừa đủ bàn tay.

    Cùng cảnh ngộ với nam hành khách này, một số nữ hành khách cũng phản ánh bị rạch valy tại sân bay Nội Bài, mất điện thoại, iPad, mỹ phẩm và đồ dùng cá nhân.

    Chiếc valy của nam hành khách bị rạch và mất điện thoại.

    Nhiều du học sinh ở Nhật Bản thậm chí lập thành một hội trên Facebook để chia sẻ kinh nghiệm đề phòng bị trộm đồ. "Mọi người có về nước nên đóng hành lý cẩn thận, cần quấn nhiều lần băng dính ở ngoài rồi cho vào thùng, bên trong valy thì nên để nhiều quần áo ở bên ngoài, bọc những đồ đắt tiền ở giữa, như vậy có bị rạch va ly nhưng cũng rất khó để lấy được đồ", một thành viên diễn đàn khuyên.

    Trước đó, đại diện Jetstar cũng cho biết hiện tượng mất cắp hành lý đang đáng báo động vì cứ có laptop, điện thoại để trong kiện hành lý là mất. Đại diện Vietnam Airlines cũng đang phải đối mặt với tình trạng tương tự. Phó giám đốc Cảng hàng không quốc tế Nội Bài – Nguyễn Dương Huy cho biết, việc mất cắp hành lý là có, nhưng liên quan đến nhiều đơn vị, trong đó cảng Nội Bài chỉ là một phần nhỏ. Chủ yếu là trách nhiệm của các hãng hàng không vì đây là đơn vị ký dịch vụ với khách hàng, khách hàng mua vé là mua dịch vụ hàng hoá.

    Trước thực trạng mất cắp đến hồi "báo động đỏ", đặc biệt ở sân bay Nội Bài, tháng 1/2015, Cục Hàng không đã lập đoàn công tác kiểm tra quy trình vận chuyển hàng hóa, hành lý ký gửi của hành khách tại sân bay Nội Bài, nhằm củng cố niềm tin của hành khách đối với ngành hàng không, tạo sự tin tưởng, yên tâm cho hành khách.

    Chiều 25/5, Cục Hàng không Việt Nam cho biết đã yêu cầu các đơn vị tăng cường trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan đơn vị, phát huy sức mạnh của tập thể CBCNV trong công tác đấu tranh đối với hành vi trộm cắp tài sản. Rà soát các văn bản quy phạm pháp luật liên quan; quy trình, nội quy, quy định giao nhận, bốc xếp, vận chuyển, lưu giữ hành lý, hàng hóa, nhiên liệu tàu bay trong toàn bộ dây chuyền phục vụ để sửa đổi, bổ sung nhằm quản lý chặt chẽ và phân định trách nhiệm của những đơn vị, cá nhân liên quan trong từng công đoạn, công việc.

    Ngoài ra, các biện pháp an ninh phòng ngừa tích cực cũng được tăng cường như: Kiểm tra người, phương tiện nội bộ ra vào khu vực hạn chế cảng hàng không, sân bay, đặc biệt là những nhân viên, phương tiện có liên quan trực tiếp đến phục vụ hành lý, hàng hóa; tăng cường tuần tra, kiểm tra, giám sát khu vực đảo hành lý, khu vực kiểm tra, giao nhận hành lý, hàng hóa; tăng cường kiểm tra, giám sát bằng các phương tiện kỹ thuật như hệ thống camera giám sát, thiết bị theo dõi hành trình…

    [mecloud]sCeBhV3dW1[/mecloud]

    Kinh nghiệm để tránh rủi ro

    Khi gặp trường hợp như vậy, bạn cần làm gì và ai sẽ có thẩm quyền giải quyết thắc mắc của bạn. Bài viết dưới đây sẽ phần nào giúp bạn giải đáp thắc mắc đó.

    Có một sự thật là bạn hoàn toàn có thể gặp rủi ro với hành lý ký gửi và điều này cũng xảy ra ở nhiều sân bay khác trên thế giới.

    Bình thường khi đi máy bay, hành khách mang hành lý ký gửi đến quầy check-in. Tại đây, nhân viên của hãng sẽ tiếp nhận. Hành lý bắt đầu qua soi chiếu an ninh do nhân viên sân bay đảm nhiệm, sau đó sẽ được đưa ra khâu bốc xếp để nhân viên bốc dỡ chuyển lên máy bay.

    Khi máy bay hạ cánh, hành lý được chuyển từ máy bay ra xe chở và vào khu vực băng chuyền trả lại cho hành khách. Những công đoạn này hoàn toàn do nhân viên sân bay phụ trách.

    Bên cạnh đó, hàng trăm camera với một trung tâm điều hành hoạt động liên tục đảm bảo sẽ đảm bảo không để xảy ra bất kỳ sơ hở, tạo điều kiện cho kẻ gian lấy cắp.

    Việc hành lý bị vỡ khóa, bong băng dính dán... là điều có thể xảy ra bởi trong quá trình vận chuyển, hành lý có thể bị mắc hay vướng vào băng chuyền.

    Tuy vậy, hiện tượng cố tình bẻ khóa, mất đồ đạc trong vali không phải là chưa xảy ra và điều này khiến nhiều người vô cùng bức xúc.

    Hiện tượng cố tình bẻ khóa, mất đồ đạc trong vali không phải là chưa xảy ra và điều này khiến nhiều người vô cùng bức xúc.

    Với trường hợp này, bạn chỉ có thể phát hiện ra sau khi nhận hành lý khỏi băng chuyền hoặc khi đã về tới nơi. Do đó, khi phát hiện phía ngoài hành lý nguyên vẹn nhưng bên trong đã bị mất vài món đồ, hoặc có dấu hiệu rạch vali lấy đồ, bạn cần ngay lập tức báo với bộ phận thất lạc hành lý để báo cáo về những dấu hiệu bất thường của hành lý như yêu cầu cân lại hành lý, kiểm tra xung quanh hành lý khi nhận, kê khai đặc tính tài sản bị mất...

    Sau đó, hãng hàng không vận chuyển cùng cơ quan an ninh xác định xem hàng hóa bị mất ở đâu, mức độ thiệt hại như thế nào để có hướng giải quyết như: tìm lại hay bồi thường cho hành khách.

    Trường hợp thất lạc hành lý, mất đồ trong hành lý nếu không chứng minh được giá trị thực tế của hành lý, các hãng hàng không sẽ áp dụng một khung chung để giới hạn việc đền bù cho hành khách.

    Mức giới hạn đền bù sẽ là 20USD (khoảng 430.000VND) đối với 1kg hành lý thất lạc hoặc tối đa là 1.810 USD (khoảng 39 triệu VND) cho một người nếu có chứng từ chứng minh được thiệt hại.

    Hiệp hội Hàng không quốc tế IATA cho biết, có 98,2\% hành lý đi đến cùng với khách theo đúng kế hoạch. Những trường hợp bị thất lạc, hay xử lý sai quy định được trả lại cho khách trong vòng 48 giờ.

    Tuy vậy, trong điều lệ vận chuyển của hãng hàng không đều nói rõ, đối với vận tải quốc tế, thiết bị điện tử (máy tính xách tay, máy ảnh, máy quay, nghe nhạc, MP3, điện thoại...), vật phẩm dễ vỡ, dễ hư hỏng, tiền bạc, trang sức, chìa khóa, hộ chiếu, giấy tờ tùy thân, kinh doanh... không được chuyên chở theo dạng ký gửi.

    Một vài cách phòng chống hiện tượng bị móc trộm hành lý:

    - Sử dụng vali cứng với khóa ngầm ở mép thay vì khóa kéo bình thường. Nếu muốn lấy đồ bên trong kẻ gian sẽ phải phá khóa, khi đó vali sẽ không thể đóng lại được.

    - Nếu sử dụng vali thông thường, bạn nên sử dụng màng bọc và dán băng kín vali. Với cách thức này, sẽ mất nhiều thời gian nếu kẻ gian muốn móc đồ trong vali của bạn.

    - Với thùng hàng ký gửi cũng sử dụng cách thức bọc kín và quấn băng dính phủ kín toàn bộ thùng hàng, kèm theo mác tên, địa chỉ và số điện thoại cụ thể.

    Ngọc Anh(Tổng hợp)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/cach-hay-phong-chong-hien-tuong-bi-moc-trom-hanh-ly-o-san-bay-a95936.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.