+Aa-
    Zalo

    Cách đơn giản nhận biết nhãn Trung Quốc, nhãn ướp hóa chất

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL) - Khi chọn nhãn, người tiêu dùng nên chọn nhãn có cả cành, lá tươi, cuống xanh. Đến gần, nhãn có mùi thơm dễ chịu. Tránh mua nhãn vỏ sáng sạch, hoặc đã rụng cành..

    (ĐSPL) - Khi chọn nhãn, người tiêu dùng nên chọn nhãn có cả cành, lá tươi, cuống xanh. Đến gần, nhãn có mùi thơm dễ chịu. Tránh mua nhãn vỏ sáng sạch, hoặc đã rụng cành...

    Cách nhận biết nhãn Trung Quốc, nhãn lồng Hưng Yên

    Nhãn Trung Quốc

    Nhãn Trung Quốc thường sử dụng chất bảo quản nên vỏ sạch, màu nhạt, vỏ mỏng, lá cũng to hơn nhãn Việt. 

    Cùi có vẻ dày, vị ngọt nhạt, không thơm. Nhãn Trung Quốc hay dùng chất bảo quản nên mã sạch, nhạt màu, vỏ mỏng hơn, nhanh thâm, thối.

    Nhãn lồng Hưng Yên

    Quả to, vỏ gai, trông dầy. Mã vàng sậm hơn, tươi lâu vì được hái và vận chuyển, tiêu thụ ngay.

    Cùi nhãn dày và khô, hạt nhỏ nhưng mọng nước. Vị thơm ngọt như đường phèn. Đáy quả có 2 dẻ cùi lồng xếp rất khít (khác hẳn nhãn khác).

    Nhãn lồng Hưng Yên quả to, vỏ gai, trông dầy. (Ảnh minh họa).

    Cách chọn nhãn mọng nước, dày cùi

    - Nên mua nhãn được cắt cả cành, lá tươi, cuống xanh, cứng cáp, tỏa hương dễ chịu. Không nên mua nhãn vỏ sáng sạch, hoặc đã rụng cành. Nhớ nếm thử để tránh bị nhầm lẫn.

    - Nhãn hay bám hóa chất bảo quản, côn trùng, nấm mốc, vi khuẩn, bụi… vì vậy nên rửa sạch, ngâm nước muối loãng 10 phút trước khi ăn. Chỉ nên dùng tay tách vỏ, chú ý ngón tay không chạm cùi.

    Nhãn Trung Quốc vỏ mòng màu nhạt

    Nhận biết nhãn ướp hóa chất 

    Theo TS Chu Doãn Thành, trưởng bộ môn Bảo quản và Chế biến, Viện Rau quả T.Ư: Đối với những loại nhãn ta trồng ở các tỉnh Bắc Giang, Hưng Yên…, việc vận chuyển không mất nhiều thời gian, người ta vừa hái xuống và bán ngay trong ngày. Thường nhãn ở miền Nam ra, nhãn nhập ở nước ngoài về, thời gian vận chuyển lâu, nên có thể họ sử dụng hóa chất để bảo quản.

    Chất bảo quản thường được bà con sử dụng là lưu huỳnh để đốt, xông hơi. Đây là chất được phép sử dụng ở liều lượng không vượt quá 30ppm (phần triệu). Trong quá trình đốt, xông, nếu bà con không dùng đúng liều lượng cho phép thì có thể gây ra một số ảnh hưởng nhất định.

    Tuy nhiên, theo ông Thành đối với nhãn, cực chẳng đã người ta mới phải sử dụng bảo quản bằng hóa chất. Sử dụng hóa chất, nhãn có thể để được lâu hơn, nhưng lại làm cho nhãn mất mùi.

    Quan sát kỹ bằng mắt thường người tiêu dùng cũng có thể phát hiện được nhãn tự nhiên và nhãn có sử dụng hóa chất. Ví dụ đầu cuống của nhãn sử dụng chất bảo quản có mùi lạ lạ hăng hắc, mất mùi thơm tự nhiên…

    Còn theo PGS.TS Nguyễn Kim Vũ, phó chủ tịch Hội Khoa học Kỹ thuật Lương thực Thực phẩm Việt Nam: Nhãn sử dụng chất bảo quản có mùi hắc, vỏ sáng hơn nhãn tự nhiên

    Theo ông Vũ, chất hóa học mà người ta thường dùng để bảo quản nhãn là lưu huỳnh (dùng lưu huỳnh xông hoặc đốt). Chất này được cấp phép lưu hành để bảo quản hoa quả.

    Ở nồng độ cho phép, lưu huỳnh chỉ có tác dụng diệt côn trùng, diệt vi khuẩn trên vỏ nhãn, giúp kéo dài thời gian bảo quản nhãn (bảo quản từ 5 - 7 ngày). Tuy nhiên, nếu sử dụng quá nồng độ lớn, vượt mức cho phép, lưu huỳnh sẽ ngấm vào trong cùi nhãn có thể gây ngộ độc cho người sử dụng.

    Ngoài việc sử dụng chất lưu huỳnh ra, tôi không biết, người ta có sử dụng các chất bảo quản khác không. Muốn biết chính xác nhãn có sử dụng hóa chất bảo quản gì, chúng ta phải có kiểm tra và làm thí nghiệm nghiêm túc.

    Để phân biệt, giữa nhãn thường và nhãn ướp hóa chất rất khó. Tuy nhiên, cũng có một vài cách nhỏ người tiêu dùng phân biệt như nếu sử dụng lưu huỳnh, vỏ quả nhãn sẽ có màu sáng hơn. Đặc biệt, nếu sử dụng lưu huỳnh ở nồng độ cao, nhãn sẽ có mùi hăng hắc. Tôi nghĩ, khi ăn, mọi người nên dùng tay bóc vỏ, tránh việc cắn vỏ vì vỏ có thể còn lưu lại chất lưu huỳnh và các vi sinh vật.

    Hiện nay, các viện nghiên cứu trong nước đã đưa ra được các quy trình bảo quản. Tôi nghĩ, các hộ kinh doanh nên phối hợp với các viện chuyển giao công nghệ để bảo quản nhãn nói riêng và các loại rau củ quả khác nói chung một cách đúng cách và an toàn.

    TS Nguyễn Văn Khải, giám đốc Trung tâm Dung dịch Hoạt hóa Điện hóa và Đèn tiết kiệm điện cũng cho biết, rất nhiều bà con nông dân không sử dụng các chất bảo quản nhãn, sau khi cắt cành là mang đi bán luôn nên giá thường rẻ. Tuy nhiên, đối với những loại nhãn nhập từ xa về, do điều kiện thời gian vận chuyển và muốn nhãn được bóng đẹp, những người kinh doanh có sử dụng lưu huỳnh để bảo quản.

    Cách phân biệt nhãn tự nhiên và nhãn sử dụng chất bảo quản không khó. Khi mua nhãn người tiêu dùng nên chọn những loại nhãn có cuống còn xanh, không mua những loại nhãn có vỏ trắng sạch, không mua nhãn đã rụng cành, thối nhũn…

    Khi mua nhãn về nên hòa muối vào nước sạch để rửa nhãn (tốt nhất là ngâm nhãn trong nước muối loãng khoảng 10 phút). Khi ăn nhãn, tuyệt đối không được cho nhãn vào miệng cắn bởi vỏ nhãn có nhiều nấm, mốc và vi khuẩn, thậm chí có cả hóa chất bán trên bề mặt vỏ nhãn.

    Ngọc Anh (Tổng hợp)

    Nguồn: Người đưa tin

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/cach-don-gian-nhan-biet-nhan-trung-quoc-nhan-uop-hoa-chat-a135134.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.