+Aa-
    Zalo

    Cách cư xử đáng nể của người mẹ khi con trai bị bạn cắn ở trường

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Bạn sẽ làm gì khi nhìn thấy con mình bị bạn cắn ở trường? Dưới đây là chia sẻ của một và mẹ người Mỹ đã được nhiều người khen ngợi và ủng hộ.

    Bạn sẽ làm gì khi nhìn thấy con mình bị bạn cắn ở trường? Dưới đây là chia sẻ của một và mẹ người Mỹ đã được nhiều người khen ngợi và ủng hộ.

    Cô Stephanie Hanrahan, sống tại Mỹ, là bà mẹ của một cậu con trai và là blogger có tên Tinkle Her Pants. Mới đây, cô chia sẻ về một sự cố thường thấy khi các con đi học ở trường. Hôm đó, khi đón con trai trở về nhà, Stephanie thấy con có vết thương ở tay.

    Con trai của Stephanie Hanrahan bị bạn cắn nhưng vẫn tươi cười kể lại chuyện với mẹ.

    Stephanie kể lại: "Ngày hôm qua khi con trai về nhà với một vết cắn trên cánh tay, suy nghĩ đầu tiên của tôi là "Không có vấn đề gì". Cánh tay của con đã được dán băng urgo, cu cậu vẫn cười rất tươi. Nhà trường cũng cho biết khi bị bạn cắn, con không hề khóc. Tôi đủ tin tưởng các giáo viên sẽ biết cách giải quyết với bạn đã gây ra lỗi cho con tôi".

    "Tôi có cần phải buồn vì chuyện đó khi con trai tôi không hề buồn hay bực tức gì? Tôi có cần phải đổ lỗi cho đứa trẻ khác? Chắc chắn là không" – Stephanie giải thích.

    Sự điềm tĩnh trong ứng xử của bà mẹ trẻ đã được cư dân mạng khen ngợi hết lời khi cô đăng tải câu chuyện của mình lên Facebook.

    Trao đổi với phóng viên khi được hỏi về sự việc, bà mẹ trẻ cho rằng việc mắc lỗi chỉ đơn giản là cách trẻ em học hỏi và đôi khi xảy ra sự cố trong quá trình học hỏi đó.

    "Chúng ta đang dạy những đứa trẻ phải có ý chí, cách suy nghĩ riêng và đôi khi cách riêng của mỗi đứa sẽ khiến chúng ta thất vọng, muốn điều chỉnh.

    Tất cả chúng ta đều đang thực hiện công việc dạy dỗ con cái. Vì thế trong tình huống này, bố mẹ không nên đổ lỗi miễn là bố mẹ của người bạn gây lỗi và giáo viên sẽ giảng giải cho bạn đó hợp lý để lần sau không tái diễn. Con trai tôi chỉ là nạn nhân của một bạn cùng lứa tuổi vẫn đang phải hoàn thiện tính cách và tôi thấy sự việc không có gì để ầm ĩ" - bà mẹ blogger bày tỏ.

    Theo các chuyên gia tâm lý, việc trẻ bị bắt nạt khi đi học không phải là hiện tượng hiếm gặp, tuy nhiên nếu trẻ không được quan tâm, giúp đỡ kịp thời sẽ hình thành tính tự ti, sợ hãi đến trường, bé không thể hòa đồng với các bạn, dẫn tới ảnh hưởng đến kết quả học tập và tương lai của con. Vì thế phụ huynh cần có sự quan tâm sát sao tới con để nhận biết tình trạng bé bị bắt nạt, tìm hiểu nguyên nhân và tìm cách giúp trẻ đối phó.

    Nhiều người khi thấy con bị bắt nạt thường dạy con phản kháng bằng cách đánh lại. Điều này là không nên, bởi nó sẽ hình thành trong trẻ quan niệm rằng bạo lực có thể giải quyết được mọi vấn đề, rất nguy hiểm.

    Hãy dạy trẻ kiên cường, dũng cảm khi bị bạn bắt nạt. Ảnh minh họa

    Một số phụ huynh lại nghĩ đến việc chuyển trường hoặc chuyển lớp cho con để tránh bị bắt nạt. Tuy nhiên cách làm này cũng không hoàn hảo, bởi điều đó sẽ dạy con luôn chạy trốn mỗi khi gặp khó khăn.

    Trong trường hợp này, bố mẹ nên cố gắng cư xử điềm tĩnh, bớt nóng nảy, kiềm chế cảm xúc tiêu cực dể giải quyết sự việc. Nếu nhà trường, giáo viên đã có can thiệp hợp lý khiến con trẻ hài lòng thì phụ huynh cũng không cần làm thêm gì nữa.

    Còn nếu sự việc chưa được giải quyết, phụ huynh có thể tới gặp giáo viên chủ nhiệm để thông báo về việc con bị bắt nạt và đề nghị giáo viên có những biện pháp cụ thể.

    Ngoài ra, bạn có thể gặp trực tiếp phụ huynh của học sinh thường bắt nạt con để trao đổi và có giải pháp từ cả hai phía.

    Hãy hướng dẫn bé tự vệ bằng cách thể hiện sự dũng cảm và cương quyết của mình.

    Minh Khôi(T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/cach-cu-xu-dang-ne-cua-nguoi-me-khi-con-trai-bi-ban-can-o-truong-a297927.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan