+Aa-
    Zalo

    Cách chuẩn bị mâm cúng Tết Hàn thực đúng và đầy đủ nhất

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Giống như những ngày lễ, Tết khác trong năm, vào ngày Tết Hàn thực, các gia đình sẽ biện mâm lễ mọn cùng tấm lòng thành kính dâng lên ông bà, tổ tiên, thần linh.

    Giống như những ngày lễ, Tết khác trong năm, vào ngày Tết Hàn thực, các gia đình sẽ biện mâm lễ mọn cùng tấm lòng thành kính dâng lên ông bà, tổ tiên, thần linh.

    Mâm lễ cúng Tết Hàn thực thường không thể thiếu bánh trôi, bánh chay - Ảnh: Minh họa

    Chuẩn bị mâm cúng Tết Hàn thực

    Mâm cúng Tết Hàn thực thế nào là đúng hầu hết đã được các sách như 100 điều cần biết về phong tục Việt Nam hay Văn khấn nôm tại nhà – Tập văn cúng gia tiên hướng dẫn khá kỹ. Theo đó, mâm lễ cúng ngày Tết Hàn thực gồm: Hương, hoa, trầu cau và 5 hoặc 3 bát bánh trôi cùng 5 hoặc 3 bát bánh chay dâng lên bàn thờ.

    Sở dĩ việc chỉ cúng bánh trôi vì theo gốc tích, ngày Tết Hàn thực là ngày cấm đốt lửa, chỉ được ăn đồ nguội đã được ban hành từ đời vua Tấn Văn Công thời Xuân Thu bên Trung Quốc.

    Việt Nam chịu ảnh hưởng văn hóa Trung Quốc nên Tết Hàn thực mới du nhập vào. Tuy vậy, người dân Việt Nam cũng vẫn duy trì Tết Hàn thực nhưng ý nghĩa thì khác hẳn của Trung Quốc. Dân ta coi dịp này cũng là một dịp lễ để tưởng nhớ gia tiên.

    Nói về con số bát bánh trôi và bánh chay phải là 5 hoặc 3 bởi vì cha ông ta quan niệm số lẻ là số tâm linh. Người ta thắp hương cũng thường thắp 1 nén hoặc 3 nén, 5 nén chứ ít khi thắp số chẵn.

    Ngoài bánh trôi và bánh chay, các gia đình cũng có thể mua thêm hoa quả và các thứ bánh trái khác tùy tâm. Sau khi bày lễ lên ban thờ, các gia đình thường thắp hương và khấn gia tiên theo Bài cúng Tết Hàn tThực được lưu truyền từ xưa đến nay.

    Văn khấn Tết Hàn thực

    Theo sách Văn khấn nôm tại nhà – Tập văn cúng gia tiên do Đại đức Thích Quảng Định hiệu đính (Nxb Văn hóa thông tin phát hành) thì phải khấn thần ngoại trước, thần nội sau. Bài văn khấn gia tiên trong dịp Tết Hàn thực 3/3 như sau:

    "Nam mô A Di Đà Phật (3 lần).

    Con lạy chín phương trời, mười phương Phật, chư Phật mười phương. Con kính lạy Hoàng thiên hậu thổ, chư vị tôn thần. Con kính lạy ngài bản cảnh thành hoàng, ngài bản xứ thổ địa, ngài bản gia táo quân cùng chư vị tôn thần.

    Con kính lạy cao tằng tổ khảo, cao tằng tổ tỷ, thúc bá, đệ huynh, cô di, tỷ muội họ nội họ ngoại.

    Tín chủ chúng con là…Ngụ tại…

    Hôm nay là ngày …. (đọc ngày theo âm lịch) gặp tiết Hàn Thực, tín chủ chúng con cảm nghĩ thâm ân trời đất, chư vị tôn thần, nhớ đức cù lao tiên tổ, thành tâm sắm lễ, quả cau lá trầu, hương hoa trà quả, đốt nén tâm hương, dâng lên trước án. Chúng con kính mời ngài bản cảnh thành hoàng chư vị đại vương, ngài bản xứ thần linh thổ địa, ngài bản gia táo quân, ngũ phương, long mạch, tài thần giáng lâm trước án chứng giám lòng thành thụ hưởng lễ vật.

    Chúng con kính mời các cụ tổ khảo, tổ tỷ, chư vị hương linh gia tiên nội ngoại họ… (họ của gia chủ) cúi xin thương xót cho con cháu giáng về chứng giám tâm thành thụ hưởng lễ vật.

    Tín chủ con lại kính mời các vị vong linh các vị tiền chủ, hậu chủ ngụ trong nhà này, đất này đồng lâm án tiền, đồng lai âm hưởng, phù hộ cho toàn gia chúng con luôn luôn mạnh khỏe, mọi sự bình an, vạn sự tốt lành, gia đình hòa thuận, trên bảo dưới nghe.

    Nam mô A Di Đà Phật (3 lần)".

    Quỳnh Chi(T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/cach-chuan-bi-mam-cung-tet-han-thuc-dung-va-day-du-nhat-a316868.html
    Sự kiện: Đời sống 24h
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan