+Aa-
    Zalo

    Cách chữa chướng bụng đầy hơi ở trẻ đơn giản mà hiệu quả

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐS&PL) Chướng bụng đầy hơi là tình trạng khá phổ biến ở trẻ nhỏ do hệ tiêu hóa của trẻ chưa được hoàn thiện. Vậy có biện pháp nào tại nhà có thể cải thiện tình trạng này

    (ĐS&PL) Chướng bụng đầy hơi là tình trạng khá phổ biến ở trẻ nhỏ do hệ tiêu hóa của trẻ chưa được hoàn thiện. Vậy có biện pháp nào tại nhà có thể cải thiện tình trạng này một cách hiệu quả?

    Nguyên nhân khiến trẻ bị đầy bụng chướng hơi

    Trẻ nhỏ là đối tượng thường dễ bị đầy hơi và chướng bụng hơn người lớn. Nguyên nhân là do trẻ khóc nhiều dẫn đến nuốt lượng lớn không khí vào bụng. Khi đó, trẻ bị đầy hơi với biểu hiện như trẻ quấy khóc nhiều hơn bình thường, bụng ậm ạch và có cảm giác no nên khiến bé không muốn ăn hoặc bú sữa. Nếu tình trạng này tiếp diễn trong thời gian dài sẽ khiến bé bị thiếu hụt dưỡng chất và dẫn đến chậm phát triển. Do đó, khi thấy trẻ đầy bụng, cha mẹ cần theo dõi dấu hiệu cũng như nguyên nhân gây đầy hơi để có biện pháp xử lý kịp thời.

    Ngoài ra, bác sĩ giảng viên Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn cho biết nguyên nhân trẻ bị đầy hơi, chướng bụng cũng có thể là do thói quen ăn uống hoặc do bệnh lý.

    Chướng bụng đầy hơi ở trẻ nhỏ do thói quen ăn uống:

    Trẻ bị đầy hơi, chướng bụng cũng có thể là do chế độ dinh dưỡng chưa phù hợp. Trên thực tế, nhiều mẹ thường cho con trẻ ăn dặm sớm trước 5 – 6 tháng tuổi và ăn cơm sớm trước 1 tuổi khi con chưa mọc đủ răng hàm. Bên cạnh đó, một số mẹ có thể cho con ăn một số loại thức ăn mà cơ thể bé chưa đủ men để tiêu hóa. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến tình trạng chướng bụng đầy hơi ở trẻ nhỏ. Vì các loại đồ ăn này khi vào cơ thể trẻ không được chuyển hóa sẽ ứ đọng lại trong dạ dày và đường ruột. Khi đó, vi khuẩn trong hệ đường ruột sẽ lên mên và gây sinh khó dẫn đến căng trướng bụng.

    Chưa kể đến, việc các mẹ cho con ăn quá nhiều trong một bữa ăn hoặc ăn các bữa gần sát nhau sẽ khiến hệ tiêu hóa hoạt động quá tải. Ở một số trẻ có hệ tiêu hóa kém thường rất dễ bị nôn, ợ chua, đầy hơi và chướng bụng. Bên cạnh đó, thực phẩm không đảm bảo vệ sinh cũng chính là tác nhân dẫn đến chứng chướng bụng, đầy hơi ở con trẻ. Ngoài ra, trẻ bị đầy bụng có thể là do ăn thức ăn bị ôi thiu hoặc nhiễm khuẩn. Những thức ăn này khi vào cơ thể sẽ sinh hơi và chướng bụng.

    Chướng bụng đầy hơi ở trẻ nhỏ do bệnh lý:

    Ở một số trẻ khác, đầy hơi, chướng bụng có thể là dấu hiệu của bệnh lý đường tiêu hóa. Trẻ có thể mắc phải các bệnh như trào ngược dạ dày thực quản với biểu hiện nôn trớ. Dấu hiệu này thường rất dễ gây nhầm lẫn với triệu chứng đầy hơi. Vì thế, nếu cha mẹ không phân biệt được sẽ dẫn đến điều trị sai và khiến bệnh thêm nghiêm trọng.

    Bên cạnh đó, đầy hơi, chướng bụng cũng có thể là do trẻ bị tiêu chảy dẫn đến mất chất điện giải và gây đầy hơi, trướng bụng. Mặt khác, chướng bụng đầy hơi ở trẻ nhỏ có thể là do các bệnh lý nhưL táo bón; nhiễm ký sinh trùng đường ruột; hội chứng đại tràng, ruột kích thích; phình đại tràng bẩm sinh; không dung nạp đường lactose hoặc tinh bột,... gây nên

    Cách chữa chướng bụng đầy hơi hiệu quả ở trẻ nhỏ

    Bác sĩ giảng viên Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn Thành Phố Hồ Chí Minh cũng lưu ý, khi trẻ bị chướng bụng đầy hơi, cha mẹ cần theo dõi tâm trạng và hoạt động của trẻ. Nếu trẻ cảm thấy khó chịu, bứt rứt hoặc bỏ bú hay khó ngủ kèm theo biểu hiện sốt, phân có lẫn máu,… cha mẹ nên đưa bé đến ngay bệnh viện để bác sĩ thăm khám. Bởi đây không chỉ là triệu chứng chướng bụng đầy hơi đơn thuần mà rất có thể bé mắc phải bệnh lý nào đó, cần điều trị sớm.

    Tuy nhiên, trong trường hợp trẻ vẫn vui vẻ và không có bất kỳ biểu hiện lo lắng nào, cha mẹ có thể áp dụng các cách chữa chướng bụng đầy hơi ở trẻ nhỏ như: Massage bụng cho trẻ; Uống nước ấm ngâm vỏ quýt và cam; Uống nước lá tía tô; Uống nước gừng,... để cải thiện tình trạng bệnh của trẻ.

    Massage bụng cho trẻ: Để giảm lượng hơi trong dạ dày và kiểm soát triệu chứng chướng bụng khó chịu ở trẻ, cha mẹ có thể áp dụng biện pháp massage vùng bụng cho con. Cách thực hiện đơn giản như sau: Mẹ dùng các đầu ngón tay đặt lên bụng con. Sau đó, xoay tròn các đầu ngón tay theo chiều kim đồng hồ từ rốn ra ngoài bụng của trẻ. Thực hiện 8 – 10 lần để cải thiện triệu chứng căng trướng bụng ở trẻ

    Uống nước ấm ngâm vỏ quýt và cam: Vỏ quýt và cam khi phơi khô có tác dụng chữa chứng tiêu chảy, ợ nóng, khó tiêu và đầy bụng. Vì vậy, các bậc phụ huynh có thể sử dụng nguyên liệu tự nhiên này để làm giảm tình trạng đầy hơi ở trẻ. Cách làm như sau: Sử dụng vài vỏ cam và quýt khô đem rửa sạch bằng nước ấm. Tiếp theo thái mỏng và cho vào cốc nước sôi, đậy nắp hãm từ 15 – 20 phút. Sau đó lọc lấy nước và cho trẻ uống khi còn ấm

    Uống nước lá tía tô: Trong Y học cổ truyền, lá tía tô có tính ấm, có tác dụng giải độc, hạ khí, tiêu ích và phát tán phong hàn. Do đó, mỗi khi trẻ bị chướng bụng, đầy hơi, cha mẹ có thể dùng nước lá tía tô cho bé uống để cải thiện triệu chứng khó chịu này. Cách thực hiện sau đây: Dùng 30 gram lá tía tô đem rửa sạch và ngâm nước muối. Sau đó giã nát và vắt lấy nước cốt rồi đem đi hấp cách thủy. Cho con uống nước thuốc khi còn ấm để tăng tính hiệu quả

    Uống nước gừng: Gừng có tính ấm, có tác dụng chữa đầy bụng, nôn mửa. Bên cạnh đó, các tinh chất chứa trong nguyên liệu tự nhiên này còn có công dụng giải độc và kích thích hệ tiêu hóa hoạt động tốt. Chính vì thế, mỗi khi con bị chướng bụng, đầy hơi, cha mẹ có thể cho bé ngậm vài lát gừng hoặc uống nước trà gừng để làm giảm thiểu tình trạng bệnh. Cách làm đơn giản như sau: Sử dụng 10 gram gừng khô đem hãm với 100ml nước đun sôi. Sau đó, lọc lấy nước và cho con trẻ uống khi còn ấm

    Dùng củ hành hoặc tỏi: Để cải thiện triệu chứng đầy hơi và chướng bụng ở con trẻ, phụ huynh có thể nướng một củ hành hoặc tỏi rồi cho vào miếng vải và đặt lên bụng trẻ. Cách làm này giúp làm giảm triệu chứng đầy bụng ở trẻ khá tốt. Tuy nhiên, cha mẹ nên lưu ý, không đặt trực tiếp hành hoặc tỏi lên bụng trẻ để tránh gây bỏng da.

    T. Tâm

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/cach-chua-chuong-bung-day-hoi-o-tre-don-gian-ma-hieu-qua-a330754.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.