+Aa-
    Zalo

    Cách chọn, sử dụng khăn mặt trẻ em “chuẩn không cần chỉnh”

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL) - Khăn mặt trẻ em chất lượng tốt được dệt từ những nguyên liệu đảm bảo chất lượng, có nguồn gốc từ thiên nhiên như 100\% cotton, sợi tre, gỗ sồi, sợi sữa thực vật

    (ĐSPL) - Khăn mặt trẻ em chất lượng tốt sẽ được dệt từ những nguyên liệu đảm bảo chất lượng, có nguồn gốc từ thiên nhiên như 100\% cotton, sợi tre, gỗ sồi, sợi sữa thực vật và động vật, sợi tơ tằm, sợi hoạt tính làm từ xơ dừa…

    Lựa chọn khăn mặt có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng

    Theo chuyên gia, khi chọn mua khăn mặt cho bé người tiêu dùng nên đến những trung tâm mua sắm lớn, các siêu thị hoặc các cửa hàng uy tín để mua khăn. Lưu ý logo, tên nhà sản xuất, xuất xứ, điện thoại, thương hiệu... Bằng cảm giác, quan sát, chỉ nên chọn mua khăn chất lượng mềm mịn, đàn hồi.

    Xét về mặt trực quan, khăn chất lượng tốt  tốt có màu sắc tươi sáng, họa tiết rõ nét, đường viền gọn gàng. Mùi của khăn cũng cho biết chất lượng của khăn tốt hay xấu. Ngoài ra, chất lượng khăn mặt có thể xác định được khi trong quá trình sử dụng.

    Chẳng hạn khăn tốt có thể dễ dàng hấp nước, sau thời gian dài sử dụng vẫn có độ đàn hồi và mềm mại, không bị biến màu. Còn khăn kém chất lượng chất lượng kém, dễ bị biến màu, dão trong quá trình sử dụng, thậm chí còn gây hại da và kích thích mắt. Trong trường hợp như vậy, người tiêu dùng nên sớm bỏ loại khăn này.

    Khăn mặt trẻ em chất lượng tốt  tốt có màu sắc tươi sáng, họa tiết rõ nét, đường viền gọn gàng. 

    Lựa chọn khăn được làm từ 100\% cotton

    Khăn mặt trẻ em tốt sẽ được dệt từ những nguyên liệu đảm bảo chất lượng, có nguồn gốc từ thiên nhiên như 100\% cotton, sợi tre, gỗ sồi, sợi sữa thực vật và động vật, sợi tơ tằm, sợi hoạt tính làm từ xơ dừa…

    Khi ấy, chúng sẽ có độ mềm mại, thấm hút tốt, độ bóng mượt cao, giữ màu tốt, ngăn tia cực tím, chống khuẩn và các tính năng ưu việt khác.

    Ngoài ra, khi sờ vào trên bề mặt khăn, bạn sẽ không cảm thấy xù xì, các sợi vải đứng lên tựa như cỏ. Điều này cũng giảm thiểu tình trạng bị xây xước da gây nhiễm trùng da trẻ.

    Xem video về cách chọn khăn cho trẻ 

    [mecloud]zi3nLtJFkh[/mecloud]

    Không mua khăn mặt trẻ em  quá dày

    Một chiếc khăn quá dày sẽ khiến da mặt bé lâu khô hơn, trữ ẩm nhiều hơn và có thể chứa nhiều vi khuẩn hơn.

    Không chọn khăn có nhiều họa tiết trang trí

    Nếu khăn lau mặt có các yếu tố thiết kế như có một một dải lụa, thêu ren phức tạp, hoặc một số kiểu trang trí khác, tốt nhất là chúng ta không nên sử dụng chúng để làm khô mặt cho bé.

    Các chi tiết này mặc dù tạo thêm điểm nhấn cho chiếc khăn, tuy nhiên chúng sẽ trở thành mối đe dọa cho chính da mặt của bé. Các tế bào biểu bì sẽ có nguy cơ bị tổn thương như bị xước, trầy hoặc thậm chí đứt da trong khi sử dụng.

    Khăn mặt trẻ em loại tốt có độ mềm mại, thấm hút tốt, độ bóng mượt cao.

    Dùng đúng “hạn sử dụng”

    Thời gian sử dụng thông thường của một chiếc khăn là ba tháng, vậy nên hết thời gian này, người tiêu dùng nên đổi một chiếc khăn mới.

    Các loại khăn mặt trẻ em, khăn mặt người lớn... đều cần phải phân biệt rõ, tránh dùng nhầm lẫn

    Tính trung bình, mỗi cá nhân phải có 2-3 chiếc khăn riêng, sử dụng cho từng mục đích khác nhau. Đồng thời, khăn mặt dành cho người lớn và trẻ em cần được phân biệt rõ ràng

    Sau một thời gian sử dụng khăn, lưu ý làm sạch, mỗi tuần đun sối khử trùng 10 phút rồi sấy phơi ở nơi thoáng khí để tránh khăn bị nhiễm bụi bẩn và vi khuẩn.

    Đôi khi, bỏ quên khăn trong thời gian dài khiến khăn trở nên khô, cứng mà nguyên nhân là do các loại chất trong xà phòng, nước kết hợp lại. Muốn khăn mềm mại, người tiêu dùng pha loãng 30 gam soda với 1,5 lít nước đun sôi trong vòng 10 phút và ngâm vào nước muối nếu khăn có tính nhờn.

    Lưu ý khi dùng khăn cho trẻ

    Cũng như người lớn, trẻ em cần đến những loại khăn chuyên biệt cho từng mục đích sử dụng như: khăn ăn, khăn tắm, khăn lau mặt, khăn lau đầu, khăn lau tay.

    Cùng với đó, bạn phải hết sức lưu ý việc phơi phóng và giữ gìn khăn. Nên phơi khăn trực tiếp dưới ánh mặt trời để sạch khuẩn. Những chiếc khăn được phơi trong bóng râm hoặc trong phòng sẽ rất dễ ẩm mốc, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển. Hơn thế, tuổi thọ của khăn cũng sẽ giảm đi vì các sợi bông bị lão hóa. Để bảo quản khăn tốt nhằm giữ gìn tính năng của mỗi loại khăn, bạn nên dùng xà phòng tắm để giặt. Điều này cũng có ích hơn đối với làn da nhạy cảm của bé trước những loại xà phòng có chất tẩy mạnh.

    Bên cạnh đó, nếu thấy khăn đã ngả vàng, ố đen hoặc sợi bông khô cứng, bạn nên thay khăn cho bé để chắc chắn làn da bé được bảo vệ trong điều kiện tốt nhất.

    Ngọc Anh(Tổng hợp)

     

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/cach-chon-su-dung-khan-mat-tre-em-chuan-khong-can-chinh-a96154.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.