+Aa-
    Zalo

    Các nước G-7 bắt đầu tẩy chay Nga

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL) - Các nước G-7 bắt đầu tẩy chay Nga, trong lúc cộng đồng quốc tế có thêm nỗ lực ngoại giao để tránh căng thẳng leo thang ở Ukraine.

    (ĐSPL) - Các nước G-7 bắt đầu tẩy chay Nga, trong lúc cộng đồng quốc tế có thêm nỗ lực ngoại giao để tránh căng thẳng leo thang ở Ukraine.
    Tất cả 7 nước trong nhóm các quốc gia công nghiệp hóa hàng đầu cũng tuyên bố không tham dự các cuộc họp trù bị cho Hội nghị Thượng đỉnh G-8 vào tháng Sáu tới ở Sochi, Liên bang Nga. Các nước G7 kêu gọi Nga đàm phán với chính quyền lâm thời Ukraine để giải quyết các quan ngại về nhân quyền và an ninh.
    Các nước G-7 bắt đầu tẩy chay Nga

    Tổng thống Mỹ Barack Obama kêu gọi Nga rút quân khỏi Ukraine

    Thay mặt cho nhóm G-7, Nhà Trắng ra thông cáo viết: “Chúng tôi, lãnh đạo các nước Canada, Pháp, Đức, Italy, Nhật, Anh và Mỹ, Chủ tịch Hội đồng châu Âu và Chủ tịch Ủy ban châu Âu cùng nhau lên án hành động vi phạm rõ ràng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ Ukraine của Liên bang Nga. Vào lúc này, chúng tôi quyết định tạm dừng tham gia vào các hoạt động chuẩn bị cho Hội nghị Thượng đỉnh G-8 ở Sochi vào tháng Sáu".
    Tổng thống Mỹ Barack Obama đã lên án án hành động của Nga là ‘vi phạm luật pháp quốc tế và là mối đe dọa hòa bình và an ninh khu vực’. Phía Mỹ cho rằng Nga đang kiểm soát hoàn toàn bán đảo Crimea với hơn 6.000 binh lính đang đóng ở đây.
    Trong lúc này, các ngoại trưởng của Liên minh Châu Âu sắp nhóm họp khẩn cấp ở Brussels để bàn về cuộc khủng hoảng ở Ukraine, trong bối cảnh quân đội Nga đang tăng cường kiểm soát bán đảo Crimea.
    Tuy nhiên, cho đến giờ, Tổng thống Nga Vladimir Putin vẫn phớt lờ những lời kêu gọi rút quân của phương Tây. Ông một mực cho rằng Nga có quyền bảo vệ lợi ích của mình và của những người nói tiếng Nga ở Crimea cũng như ở những nơi khác trên lãnh thổ Ukriane.
    Hôm 2/3, Liên Hợp Quốc cho biết phó Tổng Thư ký LHQ Jan Eliasson đang trên đường đến Ukraine để "tự đánh giá tình hình thực địa". Một thông báo của Liên Hợp Quốc cho biết ông Eliasson sau đó sẽ thông báo với Tổng thư ký Ban ki-moon về "bước kế tiếp của Liên Hợp Quốc để hỗ trợ cho việc làm giảm căng thẳng tình hình Ukraine".
    Hôm 2/3, Nato đã họp khẩn ở Brussels và Ngoại trưởng Anh William Hague đã bay đến Kiev để nói chuyện với chính phủ mới của Ukraine. Ngoại trưởng Mỹ John Kerry sẽ đến Kiev vào ngày 4/3.
    Văn Linh (theo DW.de, BBC News)
    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/cac-nuoc-g-7-bat-dau-tay-chay-nga-a23922.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan