+Aa-
    Zalo

    Các nước đang phát triển ở châu Á có nên sao chép mô hình kinh tế Trung Quốc?

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Mô hình phát triển của Trung Quốc đang ảnh hưởng đến các quốc gia đang phát triển nhưng nó có thực sự ưu việt hơn "mô hình Mỹ" và đáng để "sao chép"?

    Mô hình phát triển của Trung Quốc đang ảnh hưởng đến các quốc gia đang phát triển nhưng nó có thực sự ưu việt hơn "mô hình Mỹ" và đáng để "sao chép"?

    Nguyên Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Trung Quốc Yafei, đã viết một được đăng trên tờ China Daily ngày 9/7 với tựa đề “Trung Quốc và Mỹ sẽ bước vào một cuộc Chiến tranh Lạnh mới?”. Ngoài những luận điểm mang tính cá nhân, một ý kiến ông nêu rất đáng được chú ý.

    Cụ thể, ông viết: “Trung Quốc đã đi theo ​​một con đường khiến Mỹ phải đánh giá cao khả năng dẫn dắt, định hướng chiến lược của quốc gia này. Và thành công của “mô hình Trung Quốc” cung cấp cho các nước đang phát triển một lựa chọn khác với “mô hình Mỹ” để thúc đẩy kinh tế, làm lu mờ vai trò của Mỹ với thế giới và nền kinh tế nói chung. Thay vào đó, sự phát triển vượt bậc của Trung Quốc là một nỗ lực nhằm chiếm lấy vị trí dẫn đầu từ Mỹ”.

    Được dẫn dắt bởi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, hầu hết các chính trị gia tại Bắc Kinh đều tin rằng mô hình kinh tế Trung Quốc là định hướng đúng đắn cho các nước đang phát triển khác có thể học hỏi và đạt được mức tăng trưởng và hiện đại hóa của Trung Quốc trong ba thập kỷ qua.

    Đặc biệt, Trung Quốc hiện đang giới thiệu mô hình này như một phiên bản phát triển kinh tế tốt hơn và phù hợp hơn so với mô hình của Mỹ.

    Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình phát biểu tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới tại Davoz, Thụy Sỹ vào tháng 1/2018 - Ảnh: Fortune

    Tuy nhiên, theo Diplomat, mô hình kinh tế nội địa của Trung Quốc, điều đã thành công và đang đại diện cho sự phát triển khả thi cho phần còn lại của châu Á, lại có nhiều điểm khác biệt so với chính sách nước này sử dụng tại nước ngoài.

    Chuyên gia kinh tế Trung Quốc Bonnie Girard đặt câu hỏi nếu ông Yafei tuyên bố mô hình Trung Quốc đã "đóng góp đáng kể cho thế giới và nền kinh tế Mỹ", tại sao nước này không áp dụng các nguyên tắc đó với các nước đang phát triển để thúc đẩy mối quan hệ và lợi ích kinh tế mạnh mẽ?

    Hiện nay, phần lớn mối quan hệ của Trung Quốc với các quốc gia châu Phi và châu Mỹ Latinh cho thấy họ chấp nhận các điều khoản và văn hóa kinh doanh bản địa, đồng thời khai thác tối đa các lỗ hổng để thu lợi.

    Điều này rất khác so với Trung Quốc những năm 1980 và 1990, khi nước này lần đầu tiên triển khai các khía cạnh pháp lý của luật kinh doanh và hợp đồng, kêu gọi viện trợ nước ngoài cùng đầu tư và phát triển. Cùng với các yếu tố khác, sự hợp tác này với các nước công nghiệp giàu có trên thế giới đã tạo ra một khuôn khổ kinh doanh quốc tế đáng tin cậy và nền tảng pháp lý lấy cảm hứng từ phương Tây.

    Hai điều kiện quan trọng khác đóng một vai trò lớn trong “mô hình kinh tế Trung Quốc” là hệ thống chính trị và sự ưu đãi cho các doanh nghiệp nội địa. Dù còn nhiều tranh cãi nhưng không thể phủ nhận vai trò then chốt của Đảng lãnh đạo trong quá trình phát triển kinh tế.

    Điều kiện thứ hai đặc biệt quan trọng và có tính chuyên sâu cao hơn chính là các ưu đãi dành cho doanh nghiệp nội địa. Tất cả các công ty ở Trung Quốc đều được yêu cầu gửi tiền vào ngân hàng Trung ương, được gọi là vốn đăng ký. Điều này giúp các cơ quan chức năng trong Bộ Công Thương có đủ tiềm lực để bắt đầu, vận hành và duy trì hoạt động kinh doanh trong điều kiện xảy ra suy thoái ít nhất một năm. Hàng năm, vốn đăng ký được xem xét và kiểm kê; các công ty không duy trì khoản tiền này sẽ không được gia hạn giấy phép kinh doanh.

    Những thay đổi của luật này có hiệu lực vào năm 2014. Các công ty không còn phải trả bằng số vốn đăng ký tối thiểu và các công ty có thể báo cáo vốn đã đăng ký của họ thay vì phải xác minh thông qua kế toán, ngân hàng và cơ quan chính phủ. Nhưng nguyên tắc vốn hóa một công ty vẫn tồn tại và đã trở thành một phần quan trọng thúc đẩy mô hình kinh tế Trung Quốc. Ngoài các rào được cho là bắt nguồn từ yêu cầu này, nó cũng cung cấp sự bảo vệ và tính giám sát cho một nền kinh tế đang trong quá trình chuyển đổi.

    Như vậy, các khía cạnh của “mô hình kinh tế Trung Quốc” sẽ gần như không thể áp dụng ở các quốc gia đang phát triển khác bởi nó đòi hỏi sự thay đổi chính trị cơ bản. Thay vào đó, Trung Quốc dường như đang tận dụng hiện trạng pháp lý lỏng lẻo và hệ thống kinh doanh non trẻ tại những nước này.

    Đơn giản nhất, mô hình kinh tế Trung Quốc là một sản phẩm không thể sao chép.

    Thu Phương(Theo Diplomat)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/cac-nuoc-dang-phat-trien-o-chau-a-co-nen-sao-chep-mo-hinh-kinh-te-trung-quoc-a236585.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan