Để giúp chị em nắm rõ được lịch khám thai chuẩn nhất, nhằm đánh giá chính xác về sự phát triển toàn diện của thai nhi qua từng giai đoạn, phát hiện sớm những bất thường và có hướng xử trí kịp thời... Đừng bỏ lỡ các mốc khám thai quan trọng được các chuyên gia phụ sản lưu ý ở bài viết dưới đây.
Theo Bác sĩ chuyên khoa I phụ sản - Nguyễn Thị Lan Hương hiện đang công tác tại Phòng khám Đa khoa 52 Nguyễn Trãi cho biết, khám thai định kỳ là việc làm vô cùng cần thiết giúp các cặp đôi kịp thời phát hiện ra các bệnh tiềm ẩn của thai nhi và thai phụ, những nguy cơ có thể gây ra những biến chứng khi mang thai và sinh nở để phòng tránh hoặc điều trị kịp thời.
Các mốc khám thai quan trọng bà bầu cần lưu ý
Cụ thể, các mốc khám thai quan trọng mà thai phụ cần lưu ý như sau:
Khám thai lần 1: khi có dấu hiệu mang thai (nhận diện sự hình thành của thai)
Ngay sau khi chậm kinh khoảng 6 ngày và que thử thai cho kết quả 2 vạch. Bạn nên đi khám thai, xem thai được bao nhiêu tuần, đã vào tử cung chưa? Đã có tim thai chưa?
Thai phụ còn được giải thích về những thay đổi trong thai kỳ, được hướng dẫn về chế độ dinh dưỡng cũng như các loại thuốc bổ dưỡng.
Khám thai lần 2: Tuần thứ 6 - 8 của thai kỳ (Nghe tim thai)
Xác định tim thai, kích thước túi ối, chiều dài phôi để xác định thai có phát triển tương xứng với tuổi thai hay không.
Xác định số lượng thai, theo dõi sự phát triển của thai.
Khám lâm sàng như: cân nặng, đo huyết áp...
Khám thai lần 3: Tuần thứ 12 - 14 của thai kỳ (Đo độ mờ da gáy)
Khám sàng lọc dị tật thai nhi, đo độ mờ da gáy, xét nghiệm double test để biết xem thai có nguy cơ mắc bệnh Down, dị dạng tim, chi hay không...
Dự đoán một số bất thường nhiễm sắc thể nguy hiểm. Nếu chỉ số này càng cao bác sĩ sẽ chỉ định cho thai phụ chọc ối vào tuần thứ 17, 18 để chẩn đoán bệnh.
Khám thai lần 4: Tuần thứ 16 của thai kỳ (Chẩn đoán giới tính)
Xét nghiệm Triple test để chuẩn đoán nguy cơ có bị bệnh Down, di dạng nhiễm sắc thể ở thai nhi hay không?
Lần khám này được xem là một trong những mốc khám thai quan trọng của mẹ bầu cho biết giới tính của bé chính xác.
Khám thai lần 5: Tuần thứ 21 - 24 của thai kỳ (Phát hiện bất thường)
Nhằm phát hiện các bất thường về hình thái của thai nhi như sứt môi, dị dạng ở cơ quan, đặc biệt là các bất thường về tim và hệ xương.
Nếu mẹ chưa tiêm phòng uốn ván bao giờ cũng sẽ được tiêm phòng thời gian này, mũi thứ hai sau đó 1 tháng. Nếu mẹ bầu đã tiêm phòng uốn ván đủ 2 mũi mà chưa đủ 5 năm thì không cần phải tiêm nữa.
Khám thai lần 6: Tuần thứ 32 - 33 của thai kỳ (Kiểm tra ngôi thai)
Giúp xác định ngôi thai, tình trạng khung chậu của mẹ, các bệnh lý liên quan thai nhi, dự kiến ngày sinh.
Khám thai lần 7: Mốc 36 tuần của thai kỳ (Dự đoán thời gian sinh nở)
Siêu âm màu sẽ được thực hiện nhằm theo dõi Doppler động mạch rốn, động mạch não, động mạch tử cung, kiểm tra nước ối, dây rốn …Thai nhi được đo tim thai và chuyển động thai.
Bác sĩ giải đáp tất cả các thắc mắc cũng như đưa ra các dự đoán về kỳ sinh nở theo dõi về tình trạng nước ối, ngôi thai thuận hay không? tình trạng bám của rau thai như thế nào?… trong những tuần cuối cùng của thai kỳ.
Đây cũng là lần khám để đưa ra tiên lượng về phương pháp sinh: sinh thường hay phải mổ đẻ.
Trên đây là 7 mốc khám thai quan trọng nhất mà bất cứ thai phụ nào cũng cần thực hiện trong suốt giai đoạn thai kỳ. Dựa vào kết quả ở mỗi lần khám thai các bác sĩ sẽ đưa ra các chẩn đoán chính xác nhất, giúp bạn yên tâm chờ đợi ngày bé yê chào đời.
Hi vọng với những thông tin được cung cấp ở bài viết đã giúp bạn nắm bắt được các mốc khám thai quan trọng nhất là khi nào. Mọi băn khoăn xin vui lòng liên hệ Hotline: 03.59.56.52.52 hoặc click chọn [Tư vấn trực tuyến] để được giải đáp một cách kịp thời, hiệu quả và đặt lịch hẹn khám ưu tiên.
Trang