+Aa-
    Zalo

    Các loại vạch kẻ đường thông dụng hiện nay

    (ĐS&PL) - Mỗi loại vạch kẻ đường đều mang một ý nghĩa riêng biệt, giúp người lái xe dễ dàng nhận biết và tuân thủ các quy định.

    Vạch kẻ đường là gì?

    Căn cứ Điều 52 QCVN 41:2019/BGTVT quy chuẩn quốc gia về báo hiệu đường bộ quy định như sau:

    “Điều 52. Quy định chung đối với vạch kẻ đường

    52.1. Vạch kẻ đường là một dạng báo hiệu để hướng dẫn, điều khiển giao thông nhằm nâng cao an toàn và khả năng thông xe.52.2. Vạch kẻ đường có thể dùng độc lập và có thể kết hợp với các loại biển báo hiệu đường bộ hoặc đèn tín hiệu chỉ huy giao thông.

    52.3. Vạch kẻ đường bao gồm các loại vạch, chữ viết, hình vẽ ở trên mặt đường xe chạy, trên thành vỉa hè, trên các công trình giao thông và một số bộ phận khác của đường để quy định trật tự giao thông, khổ giới hạn của các công trình giao thông, chỉ hướng đi quy định của làn đường xe chạy.

    52.4. Vạch kẻ đường phải bảo đảm cho xe chạy trên đường êm thuận, đảm bảo độ bám giữa lốp xe và mặt đường, không bị trơn trượt, không cao quá mặt đường 6 mm.52.5. Khi sử dụng, lựa chọn vạch kẻ đường phải đảm bảo hợp lý về tổ chức giao thông đối với từng tuyến đường và căn cứ vào chiều rộng mặt đường phần xe chạy, tốc độ xe chạy, lưu lượng, phương tiện và người đi bộ tham gia giao thông để quyết định.

    52.6. Đối với đường cao tốc, đường có tốc độ thiết kế ≥ 60 km/h và các đường có tốc độ V85 từ 80 km/h trở lên, vạch kẻ đường phải có vật liệu phản quang. Các loại đường khác, căn cứ theo khả năng tài chính và yêu cầu khác mà có thể sử dụng vật liệu phản quang.”

    Theo đó vạch kẻ đường là một dạng báo hiệu để hướng dẫn, điều khiển giao thông nhằm nâng cao an toàn và khả năng thông xe.

    Vạch kẻ đường đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo trật tự và an toàn giao thông. Việc hiểu rõ ý nghĩa của từng loại vạch sẽ giúp người lái xe điều khiển phương tiện một cách an toàn và văn minh.

    Vạch kẻ đường đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo trật tự và an toàn giao thông. Việc hiểu rõ ý nghĩa của từng loại vạch sẽ giúp người lái xe điều khiển phương tiện một cách an toàn và văn minh.

    Các loại vạch kẻ đường thông dụng hiện nay

    Căn cứ vào Phụ lục G ban hành kèm theo QCVN 41:2019/BGTVT quy chuẩn quốc gia về báo hiệu đường bộ quy định về những loại vạch kẻ đường như sau:

    Nhóm vạch phân chia các làn xe chạy ngược chiều

    - Vạch 1.1: Vạch phân chia hai chiều xe chạy (vạch tim đường), dạng vạch đơn, đứt nét

    Ý nghĩa sử dụng: dùng để phân chia hai chiều xe chạy ngược chiều nhau. Xe được phép cắt qua để sử dụng làn ngược chiều từ cả hai phía.

    - Vạch 1.2: Vạch phân chia hai chiều xe chạy (vạch tim đường), dạng vạch đơn, nét liền

    Ý nghĩa sử dụng: dùng để phân chia hai chiều xe chạy ngược chiều; xe không được lấn làn, không được đè lên vạch.

    - Vạch 1.3: Vạch phân chia hai chiều xe chạy (vạch tim đường), dạng vạch đôi, nét liền

    Ý nghĩa sử dụng: Dùng để phân chia hai chiều xe chạy ngược chiều, xe không được lấn làn, không được đè lên vạch.

    - Vạch 1.4: Vạch phân chia hai chiều xe chạy, dạng vạch đôi gồm một vạch nét liền, một vạch nét đứt

    Ý nghĩa sử dụng: dùng để phân chia hai chiều xe chạy ngược chiều. Xe trên làn đường tiếp giáp với vạch đứt nét được phép cắt qua và sử dụng làn ngược chiều khi cần thiết; xe trên làn đường tiếp giáp với vạch liền nét không được lấn làn hoặc đè lên vạch.

    Việc không tuân thủ các quy định về vạch kẻ đường có thể dẫn đến các hậu quả nghiêm trọng như gây tai nạn giao thông, bị xử phạt hành chính.

    Việc không tuân thủ các quy định về vạch kẻ đường có thể dẫn đến các hậu quả nghiêm trọng như gây tai nạn giao thông, bị xử phạt hành chính.

    - Vạch 1.5: Vạch xác định ranh giới làn đường có thể thay đổi hướng xe chạy

    Ý nghĩa sử dụng: dùng để xác định ranh giới làn đường có thể thay đổi hướng xe chạy trên đó theo thời gian. Hướng xe chạy ở một thời điểm trên làn đường có thể đổi chiều được quy định bởi người điều khiển giao thông, tín hiệu đèn, biển báo hoặc các báo hiệu khác phù hợp.

    Nhóm vạch phân chia các làn xe chạy cùng chiều

    - Vạch 2.1: Vạch phân chia các làn xe cùng chiều, dạng vạch đơn, đứt nét

    Ý nghĩa sử dụng: dùng để phân chia các làn xe cùng chiều. Trong trường hợp này, xe được phép thực hiện việc chuyển làn đường qua vạch 2.1.

    - Vạch 2.2: Vạch phân chia các làn xe cùng chiều, dạng vạch đơn, liền nét.

    Ý nghĩa sử dụng: dùng để phân chia các làn xe cùng chiều trong trường hợp không cho phép xe chuyển làn hoặc sử dụng làn khác; xe không được lấn làn, không được đè lên vạch.

    - Vạch 2.3: Vạch giới hạn làn đường dành riêng hoặc làn đường ưu tiên

    Ý nghĩa sử dụng: Vạch giới hạn làn đường dành riêng cho một loại xe cơ giới nhất định (vạch liền nét), các loại xe khác không được đi vào làn xe này trừ những trường hợp khẩn cấp theo Luật Giao thông đường bộ.

    Vạch giới hạn làn đường ưu tiên cho một loại xe cơ giới nhất định (vạch đứt nét), các xe khác có thể sử dụng làn đường này nhưng phải nhường đường cho xe được ưu tiên sử dụng làn khi xuất hiện loại xe này trên làn xe.

    Xe trên làn đường dành riêng hoặc làn đường ưu tiên có thể cắt qua các vạch này khi làn đường hoặc phần đường xe chạy liền kề không cấm sử dụng loại xe này.

    - Vạch 2.4: Vạch phân chia các làn xe cùng chiều, dạng vạch kép (một vạch liền, một vạch đứt nét).

    Ý nghĩa sử dụng: Dùng để phân chia các làn xe cùng chiều, xe trên làn đường tiếp giáp với vạch đứt nét được phép cắt qua khi cần thiết; xe trên làn đường tiếp giáp với vạch liền nét không được lấn làn hoặc đè lên vạch.

    Các loại vạch kẻ đường không chỉ là những tín hiệu giao thông đơn thuần mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an toàn giao thông và điều hướng phương tiện. Việc hiểu và tuân thủ đúng các loại vạch kẻ đường giúp người lái xe di chuyển an toàn hơn, đồng thời góp phần giảm thiểu tai nạn và ùn tắc giao thông.

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/cac-loai-vach-ke-uong-thong-dung-hien-nay-a476374.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan
    Xe biển E là xe gì?

    Xe biển E là xe gì?

    Các ký hiệu chữ cái xuất hiện trên biển số xe được quy định trong Thông tư số 15/2014/TT-BCA quy định về đăng ký xe do Bộ Công an ban hành.