Được biết, đối tác của AC Milan trong thương vụ này là tập đoàn sản xuất đồ uống của Trung Quốc Hangzhou Wahaha Group. Nguồn tin từ Italy nói là dù thỏa thuận bán 75\% cổ phần của Milan cho tập đoàn Trung Quốc đã đạt được nhưng hai bên vẫn mất vài tháng để hoàn thành các chi tiết của hợp đồng giao dịch. Theo báo chí Italia, Milan lại là đội bóng Italia được yêu thích nhất ở Trung Quốc.
AC Milan sắp rơi vào tay ông chủ Trung Quốc.
Hai ngày sau thương vụ này, một CLB hạng trung đang thi đấu ở giải VĐQG Hà Lan Alles Door Oefening Den Haag chính thức rơi vào tay Liên đoàn Thể thao Quốc tế Vansen Trung Quốc . Đầu tháng 2.2015, Tập đoàn Dalian Wanda tiếp tục gây bão dư luận Trung Quốc, khi thực hiện động thái táo bạo thứ 2 trong vòng chưa đầy 3 tuần. Tập đoàn này đã mua lại công ty tiếp thị thể thao Thụy Sĩ, Sport & Media, thông qua một thỏa thuận trị giá khoảng 1,2 tỉ USD.
Ngay cả một CLB hạng 2 của Pháp, Sochaux, cũng không thoát khỏi con mắt nhòm ngó của những nhà đầu tư Trung Quốc. Tin tức cho biết một nhà sản xuất linh kiện điện tại Hồng Kông, Công ty Phát triển Công Nghệ Pro, đang tiến hành đàm phán để mua lại CLB này từ hãng xe Peugeot.
Việc các tỷ phú Trung Quốc thu mua hàng loạt những câu lạc bộ tại Châu Âu, đã thể hiện tham vọng nhúng tay vào các thương vụ đình đám thuộc lĩnh vực thể thao của giới nhà giàu nước này. Qua đó, xây dựng các kênh quảng bá cho doanh nghiệp mình, cũng như giúp các đội bóng trong nước có môi trường tốt hơn để rèn luyện và xa hơn là đưa bóng đá nước này tiệm cận với trình độ của bóng đá châu Âu.
“Tôi tin rằng, những người đầu tư vào ngành công nghiệp thể thao và các câu lạc bộ tại châu Âu đều có một mục đích chung và duy nhất. Đó là hướng đến những cải cách tốt đẹp và sâu sắc bên trong nền bóng đá và lĩnh vực thể thao của Trung Quốc”, Lu Hao, Chủ tịch công ty quản lý D & F cho biết.