+Aa-
    Zalo

    Các bộ, cơ quan TW chi không đúng chế độ: ĐBQH nêu trách nhiệm của người đứng đầu

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Để xảy ra tình trạng chi không đúng chế độ, ĐBQH Phạm Văn Hoà cho rằng, cần phải truy trách nhiệm của người đứng đầu.

    Để xảy ra tình trạng chi không đúng chế độ, ĐBQH Phạm Văn Hoà cho rằng, cần phải truy trách nhiệm của người đứng đầu.

    [presscloud]9964[/presscloud]
    Nghe audio: ĐBQH phân tích về việc chi thường xuyên không đúng chế độ

    Kiểm toán tình hình chi đầu tư từ ngân sách, Kiểm toán Nhà nước phát hiện nhiều vấn đề chậm được khắc phục. Trong đó, liên quan đến chi thường xuyên, Kiểm toán Nhà nước cho biết: Hầu hết các bộ, cơ quan trung ương được kiểm toán còn tình trạng chi không đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức, chi không đúng nguồn... Điển hình là Viện Kiểm sát nhân dân tối cao; Văn phòng Chính phủ; bộ NN-PTNT; bộ TN-MT; bộ GTVT; bộ Xây dựng; bộ VH-TT&DL, bộ GD-ĐT; Đài Truyền hình Việt Nam... Kiểm toán Nhà nước đã kiến nghị xuất toán thu hồi nộp ngân sách nhà nước 327 tỷ đồng.

    Thông tin này được công bố mới đây cũng đã nhận được nhiều sự quan tâm, tranh luận của dư luận. Không ít ý kiến cho rằng, trong đầu tư công thường bị thất thoát lãng phí, đặc biệt là tham nhũng, nhưng làm thế nào để hạn chế tối đa sự thất thoát đó, để xảy ra tình trạng chi không đúng này thì trách nhiệm thuộc về ai?

    Liên quan đến vấn đề này, bên hành lang Quốc hội, ĐBQH Phạm Văn Hoà (Đoàn Đồng Tháp), Ủy viên Ủy ban Pháp luật của Quốc hội đã có phân tích sâu với phóng viên báo Người Đưa Tin.

    Thưa đại biểu, liên quan đến việc Kiểm toán Nhà nước công bố các bộ, cơ quan quan Trung ương chi không đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức, chi không đúng nguồn… Theo ông, đây có phải là biểu hiện của lạm phát?

    Kiểm toán Nhà nước đã kiểm toán những cơ quan, bộ, ngành chi thường xuyên không đúng, cũng đã gửi tài liệu trước cho Quốc hội nghiên cứu, để ĐBQH xem xét, đánh giá trong thảo luận về kinh tế xã hội, quốc phòng an ninh, thu chi ngân sách nhà nước sắp tới đây.

    Tuy nhiên, trong đánh giá của Kiểm toán Nhà nước cũng đã toát lên một số vấn đề hết sức hệ trọng, đó là chi thường xuyên của một số cơ quan, bộ ngành ở Trung ương, địa phương chi thường xuyên vượt quy định. Thậm chí, mức chi không đúng quy định theo hướng dẫn của cơ quan tài chính. Điều này, Kiểm toán Nhà nước cũng đã chỉ ra những thiếu sót, cũng đã có kết luận để thu hồi những việc chi không đúng theo quy định.

    Vậy, có phải cứ đưa ra kết luận kiểm tra, thu hồi chi ngân sách Nhà nước là xong nhiệm vụ, theo đại biểu trách nhiệm của người đứng đầu ở đâu?

    Tôi cho rằng, ngoài việc kết luận thu hồi lại tài sản cho Nhà nước không đúng quy định, thì cần phải xử lý trách nhiệm của người đứng đầu. Trước mắt, là cơ quan tài chính ở nơi đó trong vấn đề làm tham mưu cho thủ trưởng ở vấn đề thu chi. Tại sao lại phát sinh chi thường xuyên, đặt câu hỏi phải chăng anh nghiệp vụ chuyên môn yếu, hay cho rằng sẽ qua mắt được các cơ quan thanh tra, kiểm toán.

    Nên, tôi cho rằng, ngoài chuyện thu hồi nghiêm minh chi sai mục đích, sai quy định cũng cần xử lý trách nhiệm của người đứng đầu để phòng ngừa, răn đe, nghiêm trị để cho luật tài chính, luật Ngân sách Nhà nước chi thường xuyên theo đúng quy định hiện hành, đảm bảo chi của nhà nước an toàn tuyệt đối, tạo sự tin tưởng của cán bộ công chức viên chức và người dân hơn.

    ĐBQH Phạm Văn Hoà cho rằng, để xảy ra chi thường xuyên vượt mức quy định cũng cần phải xử lý trách nhiệm của người đứng đầu.

    Nhiều ý kiến cho rằng, nên chăng cần có hình thức xử lý việc chi thường xuyên vượt mức quy định, làm sao không tái diễn, ý kiến của đại biểu thế nào?

    Theo tôi, sau khi đã có kết luận của Kiểm toán Nhà nước thu hồi và kiến nghị xử lý thì cơ quan, địa phương đơn vị đó cần phải có trách nhiệm kiểm điểm, làm rõ. Còn việc cơ quan, đơn vị không kiểm điểm, không làm rõ vấn đề đó thì hoàn toàn phải chịu trách nhiệm với cơ quan cấp trên. Khi đã có văn bản báo cáo, quy định thời gian xử lý rồi mà không có hậu kiểm là không ổn. Phải xử lý nghiêm minh theo quy định của pháp luật, có như vậy vi phạm về ngân sách sẽ hạn chế, làm sao đảm bảo cho nguồn chi, nguồn cung an toàn. Dần dần sẽ giảm, không còn tái diễn vi phạm trong lĩnh vực thu chi tài chính.

    Theo đại biểu, khi đã có văn bản báo cáo hình thức xử lý, vậy có cần công khai danh tính của những cán bộ làm sai?

    Nếu vấn đề nào trong lĩnh vực mật thì cần đảm bảo, còn vấn đề nào không cần mật thì cần thiết công khai. Công khai là một điều tốt để người dân giám sát, để người dân biết, hiểu sự việc tổ chức cá nhân đó làm sai, rồi sau giám sát xem còn sai phạm hay không? Đồng thời, việc công khai cũng là cách răn đe những tổ chức, cá nhân khác để không còn xảy ra sai phạm. Đảm bảo công bằng, hợp lý để người dân tin tưởng.

    Xin cảm ơn đại biểu!

    Theo Người Đưa Tin

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/cac-bo-co-quan-tw-chi-khong-dung-che-do-dbqh-neu-trach-nhiem-cua-nguoi-dung-dau-a276510.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan