(ĐSPL) - Xác một con cá mái chèo (loài có khả năng dự báo động đất) có chiều dài hơn 4m, nặng khoảng 50kg đã trôi dạt vào bờ biển huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình.
Theo tin tức từ báo Tri thức trực tuyến, cuối giờ chiều ngày 27/5, một nhóm ngư dân xã Hải Trạch (huyện Bố Trạch, Quảng Bình) trong lúc đi biển đã phát hiện một con cá mái chèo lớn trôi dạt vào bờ.
Con cá mái chèo này dài 4, 2m, nặng khoảng 50kg, được phát hiện trong tình trạng nguyên vẹn, không có thương tích.
Con cá mái chèo này dài 4, 2m, nặng khoảng 50kg, được phát hiện trong tình trạng nguyên vẹn, không có thương tích.
Ngay sau khi phát hiện sự việc, các ngư dân đưa con cá mái chèo vào bờ vào báocho chính quyền địa phương. Theo nhận định của một số ngư dân, có thể con cá mái chèo này bị mắc cạn, kiệt sức và chết.
Hiện xác con cá mái chèo đã được chôn cất theo phong tục địa phương.
Được biết đây là lần thứ tư trong vòng một tháng, người dân ven biển miền Trung phát hiện xác cá mái chèo dạt vào bờ biển.
"Cá động đất" lại dạt vào bờ biển Quảng Bình.
Trước đó, vào sáng ngày 12/5, người đi tắm ở bãi biển thuộc xã Trung Trạch, huyện Bố Trạch Quảng Bình đã phát hiện một con cá mái chèo có chiều dài 4,1m và nặng 40kg trôi dạt vào bờ.Sau khi nhận thông tin, chính quyền địa phương và lực lượng bộ đội biên phòng địa bàn đã đến hiện trường kiểm tra, và mai táng con cá theo phong tục địa phương.
Cá mái chèo, hay còn gọi là cá phướn ông, một số nước trên thế giới quan niệm, đây là loài có khả năng dự báo động đất.
Theo người dân địa phương, cá mái chèo là một trong những loài sinh vật linh thiêng. Nên mỗi khi phát hiện cá mái chèo, nếu còn sống thì ngư dân sẽ đưa trở lại biển, nếu chết sẽ làm lễ cúng tế và chôn cất cẩn thận để cầu mong bình an, may mắn cho những chuyến ra khơi.
Về thông tin cá mái chèo chết, trôi dạt vào bờ biển là dự báo động đất, trao đổi trên báo Tri thức tực tuyến, giáo sư Đặng Huy Huỳnh (Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật) cho rằng, điều này có thể đúng về mặt lý thuyết. Khi động đất xảy ra, áp lực trong các lớp đá có thể tạo ra điện tích tĩnh, khiến các ion tích điện được giải phóng trong nước.
Cá mái chèo là loài cá có xương dài nhất thế giới (có thể dài tới 17 m), thường sống ở tầng nước sâu. Các nhà khoa học trên thế giới cho rằng, loài cá sống ở đáy biển sâu thường nhạy cảm hơn với những tác động của chuyển động đứt gãy so với những loài cá sống ở gần bề mặt biển. Theo truyền thống của người Nhật Bản, nếu cá mái chèo xuất hiện nhiều thì rất có thể sẽ có một trận động đất xảy ra.
Tuy nhiên, giáo sư Đặng Huy Huỳnh cho rằng, việc loài cá này dạt vào bờ biển Thanh Hóa và Quảng Bình thời gian gần đây chưa thể khẳng định chúng là điềm báo trước động đất.
Theo nhận định của nguyên Viện trưởng Viện Sinh vật học, cá trôi dạt bờ biển có thể do các yếu tố không liên quan đến động đất như hạ âm sinh ra từ hoạt động của tàu ngầm, đặc biệt là sự ô nhiễm môi trường nước.
MAI NGUYÊN (Tổng hợp)
Xem thêm video:
[mecloud]CVW7H68WN8[/mecloud]