+Aa-
    Zalo

    BV Đà Nẵng: Nối thành công bàn tay đứt lìa cho một bệnh nhân

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Sau gần nửa tháng điều trị, các ngón tay của ông M. đã hồng ấm, tuần hoàn động tĩnh mạch tốt, bàn tay không bị phù nề, không bị hoại tử ở các vùng cơ sâu.

    Sau gần nửa tháng điều trị, các ngón tay của ông M. đã hồng ấm, tuần hoàn động tĩnh mạch tốt, bàn tay không bị phù nề, không bị hoại tử ở các vùng cơ sâu.

    Hôm nay (23/4), các bác sĩ tại Bệnh viện Đà Nẵng đã có thể thở phào nhẹ nhõm khi bệnh nhân P.T.M (31 tuổi, ngụ tại Quảng Ngãi) có biểu hiện hồi phục rất tốt sau ca phẫu thuật nối bàn tay đứt lìa phức tạp.

    Trước đó, vào ngày 10/4, ông M. được chuyển đến Bệnh viện Đà Nẵng trong tình trạng bàn tay trái bị đứt lìa hoàn toàn. Ngay lập tức, các bác sĩ đã tiến hành hội chuẩn và chuyển mổ vì nếu như không cấp cứu kịp thời thì bàn tay sẽ bị hoại tử, không thể tái tạo.

    Sau nửa tháng điều trị, bàn tay của ông M. đã có biểu hiện hồi phục tốt. Ảnh: Thanh Niên

    Trong suốt 7h liên tục, ông M. đã được cố định xương, nối tái lập tuần hoàn máu, nối gân và vi phẫu thuật thần kinh.

    May mắn, do gia đình đưa ông M. đến bệnh viện sớm cũng như làm tốt phương pháp bảo quản phần chi bị đứt rời nên sau nửa tháng điều trị, các ngón tay đã hồng ấm, tuần hoàn động tĩnh mạch tốt, bàn tay không bị phù nề, không bị hoại tử ở các vùng cơ sâu.

    Do gia đình đưa ông M. cấp cứu kịp thời và bảo quản phần tay bị đứt đúng cách nên ca phẫu thuật mới có thể thành công. Ảnh: Thanh Niên

    Được biết, tỷ lệ nối chi bị đứt thành công tùy thuộc vào các yếu tố như vị trí, nguyên nhân gây tổn thương, thời gian từ lúc bị tổn thương đến khi phẫu thuật và đặc biệt là cách sơ cứu, bảo quản chi thể đứt lìa.

    Do vậy, trước khi đến bệnh viện, người nhà bệnh nhân cần tuân thủ một số nguyên tắc bảo quản bộ phận cơ thể bị đứt như sau:

    - Cho phần chi thể đứt rời vào túi nilon sạch, buộc kín, có thể bọc trong miếng gạc.

    - Đặt vào một túi nilon khác đựng nước, buộc kín bỏ vào thùng đá, giữ ở nhiệt độ 4-10 độ C.

    - Tránh để phần đứt rời tiếp xúc trực tiếp với đá lạnh gây bỏng lạnh, dễ làm mạch máu và dây thần kinh bị hỏng.

    - Nếu bộ phận cơ thể chưa đứt lìa hoàn toàn mà vẫn còn dính lại trên da, không nên cắt rời, kể cả trường hợp gần như đứt hoàn toàn. Thay vào đó, bạn nên dùng dùng gạc băng lại, đặt túi đá bên cạnh để giữ nhiệt, tránh đặt đá trực tiếp lên vết thương.

    - Lưu ý, không dùng banh kẹp mạch máu, vì có thể gây nát đầu mạch máu, rất khó khi nối.

    Nguyễn Phượng(T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/bv-da-nang-noi-thanh-cong-ban-tay-dut-lia-cho-mot-benh-nhan-a227325.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan