+Aa-
    Zalo

    Buôn bán vũ khí toàn cầu tăng cao nhất kể từ sau Chiến tranh Lạnh

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Hoạt động buôn bán vũ khí trên toàn thế giới trong 5 năm qua đã tăng ở mức cao nhất kể từ thời Chiến tranh lạnh.

    Ngày 20/2, Viện Nghiên cứu hòa bình quốc tế Stockholm đã công bố báo cáo nghiên cứu cho thấy, hoạt động buôn bán vũ khí trên toàn thế giới trong 5 năm qua đã tăng ở mức cao nhất kể từ thời Chiến tranh lạnh.

    Theo công bố của Viện nghiên cứu hòa bình quốc tế Stockholm (SIPRI), các nước xuất khẩu vũ khí lớn nhất trong giai đoạn 2012-2016 là Mỹ, Nga, Trung Quốc, Pháp và Đức, chiếm 74% lượng vũ khí xuất khẩu, trong đó hai nước Mỹ và Nga chiếm tới 56%.

    Số lượng vũ khí nhập khẩu của các nước châu Á và châu Đại Dương chiếm 43% mức nhập khẩu toàn cầu, tăng 7,7% so với giai đoạn 2007-2011. Ngoài ra, các giao dịch này ở các nước Trung Đông và châu Phi đã tăng từ 17% lên 29%, trong khi tỷ lệ này của châu Âu đã giảm 7 điểm còn 11%, châu Mỹ giảm 2,4 điểm còn 8,6% và châu Phi giảm 1,3 điểm còn 8,1%.

    Trong giai đoạn 5 năm gần đây, phần lớn các nước Trung Đông tăng cường mua vũ khí hiện đại, chủ yếu từ Mỹ và châu Âu. - Ảnh: Getty.

    SIPRI còn tiết lộ, hoạt động xuất nhập khẩu vũ khí trên thế giới trong 5 năm qua đã tăng cao mức kỷ lục từ năm 1950. Báo cáo khẳng định rõ: “Các hoạt động mua bán vũ khí trong giai đoạn 2012-2016 đã đạt mức cao kỉ lục kể từ thời Chiến tranh Lạnh”.

    Ả-rập Xê-út là nước nhập khẩu vũ khí lớn thứ 2 thế giới sau Ấn Độ. Bên cạnh đó, Mỹ vẫn là nước xuất khẩu vũ khí đứng đầu thế giới khi chiếm 33% thị phần, tăng 3% so với giai đoạn 2007 - 2011, còn Nga đứng thứ 2 với 23% thị phần, Trung Quốc đứng thứ 3 với 6,2% thị phần, Pháp đứng thứ 4 với 6% và Đức đứng thứ 5 với 5,6%.

    Trong thời gian từ năm 2012 đến 2016, Mỹ đứng đầu trong các nước xuất khẩu vũ khí với lượng vũ khí xuất khẩu tăng 21% so với giai đoạn 2007-2011, một nửa là xuất sang Trung Đông.

    Mỹ đã xuất khẩu vũ khí sang ít nhất 100 quốc gia, với hầu hết là máy bay chiến đấu mang tên lửa hành trình, cùng các vũ khí có độ chính xác cao cũng như các hệ thống phòng không và chống tên lửa hiện đại thế hệ mới nhất.

    Cũng trong giai đoạn này, vũ khí của Nga chiếm 23% lượng xuất khẩu vũ khí toàn cầu, chủ yếu bán sang các nước Ấn Độ, Trung Quốc và Algeria... Xuất khẩu vũ khí của Nga tăng 4,7% so với 5 năm trước.

    Ông Pieter Wezeman, nghiên cứu viên cấp cao tại Chương trình Mua bán Vũ khí quân sự thuộc Viện Nghiên cứu Hòa bình Stockholm cho biết: “Trong 5 năm qua, phần lớn các nước Trung Đông đều lựa chọn mua vũ khí từ Mỹ và châu Âu đầu tiên, nhằm đẩy nhanh quá trình nâng cao các khả năng quân sự. Nhiều nước trong khu vực này đã bỏ qua việc giá dầu thấp, họ tiếp tục đặt mua thêm vũ khí trong năm 2016, và đây được coi là các biện pháp quan trọng để đối phó với những cuộc xung đột và căng thẳng trong khu vực”.

    Nhập khẩu vũ khí của các nước Trung Đông từ giai đoạn 2007-2011 đến 2012-2016 tăng 86%, chiếm 29% lượng nhập khẩu vũ khí của thế giới. Trong thời gian này Saudi Arabia đứng thứ 2 trong số các nước nhập khẩu vũ khí với mức tăng 212%.

    Ngoài ra, ông Aude Fleurant, quan chức phụ trách chương trình vũ khí của Viện Viện Nghiên cứu Hòa bình Stockholmm tiết lộ rằng, “Đức, Pháp và Anh đang có sự ganh đua quyết liệt”.

    Nhập khẩu vũ khí các nước châu Âu giai đoạn 2012-2015 so với 2007-2011 giảm 36% và chiếm 11% lượng vũ khí nhập khẩu toàn thế giới. Các nước ở khu vực này chủ yếu nhập khẩu các loại máy bay tấn công mới như các hợp đồng lớn đã ký từ trước.

    (Theo Yahoo)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/buon-ban-vu-khi-toan-cau-tang-cao-nhat-ke-tu-sau-chien-tranh-lanh-a181557.html
    Sự kiện: Thế giới 24h
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan