Với sự mở rộng của mạng xã hội, thị trường buôn bán các loại mặt hàng từ động vật hoang dã (ĐVHD), đặc biệt là ngà voi vẫn rất “sôi động”.
Rao bán trà lan mạng xã hội
Theo một cuộc khảo sát của Tổ chức bảo tổn ĐVHD WildAct cho thấy, chỉ trong vòng 6 tháng từ giữa năm 2015 đến đẩu năm 2016, đã có gẩn 21.000 sản phẩm từ voi, bao gồm ngà và lông đuôi voi đã bị rao bán trên mạng xã hội.
Trong đó, những món đồ trang sức trạm khắc từ ngà voi là sản phẩm được rao bán phổ biến nhất, chiếm đến 69% sản phẩm từ ngà voi được quảng cáo trên Facebook. Đặc biệt, đuôi voi hoặc lông đuôi voi được quảng cáo trên tất cả những tài khoản Facebook có rao bán ngà voi. 10% số sản phẩm trang sức được làm từ ngà voi có gắn lông đuôi voi, và được quảng cáo là để “cầu may”, hoặc thậm chí, “xua đuổi tà ma”.
Nhiều tài khoản buôn bán ngà voi trên Facebook là những người vừa khắc ngà voi, vừa trực tiếp buôn bán tại cửa hàng và sử dụng mạng xã hội Facebook để quảng cáo sản phẩm. Những đoạn hội thoại mờ trên Facebook cho thấy, những kẻ buôn bán ngà voi trái phép này cũng thường xuyên liên lạc với nhau và sẵn sàng ngã giá để mua được sản phẩm đã qua trạm khắc hoặc ngà voi nguyên khối với giá rẻ. Phía dưới những dòng quảng cáo và những bức ảnh chụp sản phẩm làm từ ngà voi và các bộ phận khác của voi là những dòng nhận xét của những người có khả năng sử dụng ngà voi. Cuộc khảo sát đã thống kê được tổng cộng 1.171 nhận xét.
Tình trạng buôn bán ngà voi qua mạng xã hội vẫn rất “sôi động”. Ảnh: MH |
Tổ chức WildAct nhấn mạnh, nhân viên Nhà nước, những người hoạt động trong quân đội và những người làm quản lý tại những cơ quan, nhá máy chiếm đến 10% tổng số khách hàng tiềm năng mua bán ngà voi. Ngoài ra, tín đồ đạo Phật (một số mua ngà voi khắc tượng phật để thờ cúng và cung tiến cho chùa chiền) cả trong và ngoài nước cũng thường tương tác với những tài khoản buôn bán ngà voi ở Việt Nam.
Đáng nói, theo khảo sát, 95% số tương tác trên những quảng cáo như thế này có nội dung hỏi giá sản phẩm và cách mua; 2,6% cho thấy sự yêu thích, ngưỡng mộ sản phẩm và 2,4% đặt câu hỏi về nguổn gốc (ngà voi Châu Á hay ngà Châu Phi) hoặc chất lượng sản phẩm nhưng lại không một nhận xét nào cho thấy, người tương tác bày tỏ lo ngại về vấn để voi đang bị giết hại để lấy ngà hay việc mua bán, trao đổi ngà voi là hành vi bất hợp pháp.
Phát hiện 45 tài khoản buôn bán ngà voi
Năm 1994, Việt Nam gia nhập CITES - Công ước Quốc tế về buôn bán các loài động thực vật hoang dã nguy cấp - được các quốc gia trên thế giới đồng thuận nhằm ngăn chặn việc khai thác quá mức các loài động, thực vật hoang dã. Có ba mức độ bảo vệ được liệt kê dưới Phụ lục I, II và III. Đặc biệt, Phụ lục I bao gồm các loài động, thực vật hoang dã đang nguy cấp nhất và vì thế, CITES cấm hoàn toàn việc buôn bán, trao đổi trên thị trường quốc tế, với một số ngoại lệ (ví dụ như vận chuyển cho mục đích khoa học). Ngà voi Châu Á và Châu Phi đều nằm trong phụ lục I CITES.
Ở Việt Nam, voi được bảo vệ theo mục IB của Nghị định 32 NĐ-CP về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý hiếm, ban hành ngày 30/3/2006 nhằm quản lý tình trạng buôn bán và sử dụng sản phẩm từ ĐVHD trên lãnh thổ Việt Nam.
Bên cạnh đó, việc buôn bán các sản phẩm trên mạng Internet tại Việt Nam được quản lý theo Luật Giao dịch điện tử số 51/2005/QH11 và Nghị định 52/2013/ND-CP về thương mại điện tử. Theo đó, những mặt hàng cấm buôn bán trên mạng bao gồm động, thực vật hoang dã nguy cấp được pháp luật bảo vệ. Những người vi phạm điều luật trên sẽ bị xử phạt theo điều luật áp dụng với hành vi buôn bán động, thực vật hoang dã trái phép tại cửa hàng, cửa hiệu.
Mặc dù, trong vòng 10 năm qua, đã có rất nhiều chiến dịch nâng cao nhận thức của người dân về việc sử dụng, buôn bán và trao đổi các sản phẩm từ ĐVHD ở Việt Nam, nhưng kết quả khảo sát trên mạng cho thấy, ngà voi vẫn được rao bán một cách rất công khai. Với nền tảng kinh doanh trên mạng miễn phí, dễ dàng liên lạc và có thể duy trì độ bảo mật danh tính, Facebook đã trở thành một thị trường mở và linh hoạt, ở đó, người mua chỉ cẩn đặt yêu cẩu, chuyển tiền vào tài khoản của kẻ bán và kẻ bán có thể vận chuyển những sản phẩm này qua đường bưu điện, hoặc thậm chí, sử dụng dịch vụ vận chuyển nhanh EMS và FedEx.
Tổ chức Wildact nhấn mạnh: “Chỉ ngay sau khảo sát nói trên, 45 tài khoản buôn bán ngà voi khác đã được phát hiện, với ước tính khoảng 35.000 sản phẩm từ voi đang được rao bán công khai.”
Hiện nay, ngoài Facebook, còn có rất nhiều phần mềm mạng xã hội khác và các website cũng như các diễn đàn điện tử đều có thể quảng cáo và buôn bán các sản phẩm từ ĐVHD. Đây là một trong những thách thức đối với các cơ quan chức năng nhằm ngăn chặn và kiểm soát nạn buôn bán ĐVHD.
Theo Báo Tài nguyên Môi trường