Cơ duyên đã đưa Thành Trung gặp một kình ngư có tiếng của Việt Nam trong một chương trình biểu diễn văn nghệ người khuyết tật năm 2011. Để rồi bất ngờ, số phận đã đưa anh sang một trang mới. Từ sân khấu biểu diễn nghệ thuật, anh trở thành “ông vua bơi ếch” trên đường đua xanh của đoàn thể thao khuyết tật Việt Nam.
Huy chương Vàng không quan trọng bằng vượt qua chính mình
- Trước tiên, xin được chúc mừng kình ngư Nguyễn Thành Trung với tấm HCV cùng kỷ lục đại hội Asian Para Games được phá ở nội dung 100m bơi ếch hạng thương tật SB4. Trước khi bước vào đường đua, liệu anh có nghĩ mình sẽ đạt được thành tích kép đáng khen như vậy?
Trong mỗi giải đấu, tôi luôn hướng tới thành tích vượt qua chính bản thân mình trước. Sau đó mới là cố gắng hết sức để có được thành tích tốt nhất. Thực tế là khi bước vào thi đấu, tôi không đặt nặng vấn đề rằng bản thân phải cần có HCV. Quan trọng là tôi phải vượt qua chính mình.
- Người ta nói Thành Trung là "thần tài" của đoàn thể thao NKT Việt Nam ở các giải thể thao quốc tế, với 2 lần liên tiếp “mở tài khoản” ở 2 kỳ đại hội Asian Para Games. Cảm giác của anh thế nào khi mình trở thành người tiên phong giành vàng cho nước nhà?
Cái đó cũng là một sự cố gắng vượt qua bản thân của mỗi vận động viên. Khi biết mình có thể là người đầu tiên dành huy chương cho nước nhà thì lúc đó tôi hiểu rằng trên trên vai mình đang gánh vác trách nhiệm rất lớn. Lúc đó bản thân tôi tự nhắc mình phải càng nỗ lực hơn nữa để đem về thành tích tốt nhất cho nước nhà.
- Trước đó có câu chuyện rằng Thành Trung chỉ làm VĐV chừng 1-2 tháng/năm, còn lại là bôn ba với nghề đánh cá và tài lẻ ca hát đám cưới. Với anh, tấm HCV ở 2 đại hội liên tiếp thay đổi cuộc sống của anh như thế nào?
Lúc trước thể thao khuyết tật chưa phát triển thì đa số tôi chỉ tập được 1 hoặc 2 tháng trước khi đi thi đấu. Rồi sau này, khi thể thao khuyết tật phát triển thì tôi được tập từ đầu năm cho tới khi hết tất cả các giải đấu thì mới nghỉ tập. Trong lúc rảnh rỗi, tôi mới về làm nghề tay trái để kiếm thêm thu nhập cho gia đình mình. Anh em trong đội ai cũng giỡn tôi là may mắn cho đội.
Thí dụ năm 2016, đoàn Việt Nam tham gia giải Paralympic tại Brazil, tôi là người cầm cờ để dự lễ khai mạc. Năm đó là một năm thành công của đoàn Việt Nam. Còn nói về cuộc sống của tôi thì có may mắn hay không thì cũng do bản thân mình sống sao cho thật tốt, làm công việc mình thật tốt. Có thể tôi làm nhiều chương trình từ thiện để cuộc sống vui vẻ hơn và nhiều may mắn hơn.
Thành Trung (giữa) không giấu nổi niềm hạnh phúc khi trong 2 kỳ Asian Para Games liên tiếp, anh đều là VĐV đầu tiên mang vàng về cho Việt Nam. |
Bố mẹ bảo tôi… lên bờ
- Tò mò một chút, "đường bơi" đưa thợ đánh cá lành nghề Thành Trung thành vận động viên bơi lội đội tuyển quốc gia như thế nào?
Lúc trước, tôi làm nghề đánh bắt cá nhưng cha mẹ thấy nghề này thì tôi phải dầm mưa dãi nắng, phải thức khuya dậy sớm và phải trải qua những cơn bão sợ quá sức chịu đựng của tôi nên cha mẹ khuyên tôi “lên bờ”. Sau đó, tôi cũng thích nghệ thuật nên tôi quyết định đi theo các anh chị ca hát tại Cần Thơ để cho cuộc sống mình vui tươi hơn. Năm 2010, tôi tham gia chương trình văn nghệ NKT tại Đà Nẵng. Tôi được 2 huy chương vàng và quen biết bạn Tùng (Võ Thanh Tùng – VĐV bơi lội). Cậu ấy kêu tôi đi thi đấu thử bơi lội tại TP HCM. Bản thân tôi thì rất thích thử sức mình nên đồng ý tham gia. Trong năm 2011, tôi tham gia giải tại TP HCM được 1 HCV, 1 HCB, 1 HCĐ. Cũng nhờ chính thành tích tốt nên tôi được thầy HLV cho vào đội tuyển Việt Nam.
- Ở nội dung tranh tài bơi ếch tại Asian Para Games, anh và VĐV Nur Syaif người Malaysia cạnh tranh quyết liệt. Lúc thi đấu, anh đã nghĩ gì về đối thủ của mình?
Lúc thi đấu, tôi đã nghĩ mình phải bơi như thế nào trong 50m đầu tiên và bứt phá ra sao ở giai đoạn sau đó. Tôi cũng không ngờ là người bạn Malaysia có bước bứt phá 50 mét rất tốt. Lúc đó, tôi biết rằng mình phải nỗ lực hơn 100% thì mới thắng được bạn ấy.
Khi biết mình về nhất và thành tích mình đã vượt qua bản thân là lúc tôi vui nhất. Khi được nhận HCV và hát quốc ca, tôi hạnh phúc và vui sướng đến vỡ òa.
Phía sau một thành công…
- Từng tham gia thi đấu tại nhiều đấu trường lớn, anh có thể chia sẻ những góc nhìn về lợi thế cũng như hạn chế của các VĐV NKT Việt Nam?
Thi đấu ở những giải lớn như này, tôi thấy VĐV NKT mình có nhiều thua thiệt. Nhưng rất may là phía sau chúng tôi vẫn có sự hỗ trợ, chăm lo và quan tâm của nhiều đơn vị tổ chức.
- Bên cạnh những nỗ lực của bản thân, Herbalife đã đầu tư dinh dưỡng dài hạn cho các VĐV tiêu biểu, trong đó có anh, điều này có tác động như thế nào đến khả năng của anh?
Thực sự anh em trong đội thấy rất vinh dự và tự hào khi có sự đồng hành của Herbalife. Bản thân tôi cảm thấy sức khoẻ dẻo dai và ít khi đuối sức khi mình tập luyện nhiều. Đặc biệt, tôi còn cảm thấy mình khỏe hơn, không nhức mỏi cơ thể và ngủ ngon giấc hơn nữa sau những ngày tập luyện nặng hoặc trong thời gian thi đấu với áp lực và cường độ cao.
Tập đoàn dinh dưỡng toàn cầu Herbalife đã ký kết thỏa thuận với Ủy ban Olympic Việt Nam (VOC) và Hiệp hội Para Olympic Việt Nam (VPA) tài trợ cho đoàn thể thao Việt Nam tham dự ASIAD và Asian Para Games 2018 diễn ra tại Indonesia. Thỏa thuận tài trợ này nằm trong kế hoạch hợp tác 5 năm giữa Herbalife với VOC và VPA (từ 2017 đến 2021) khẳng định Herbalife là Nhà tài trợ Dinh dưỡng chính thức cho VĐV và HLV thể thao Việt Nam tiêu biểu tham gia tại các giải đấu lớn như SEA Games và ASEAN Para Games 2017, ASIAD và Asian Para Games 2018, các kỳ SEA Games và ASEAN Para Games từ năm 2019 đến 2021, Thế vận hội mùa Hè Olympic và Paralympic được tổ chức tại Tokyo (Nhật Bản) vào năm 2020. |
Đức Trường