+Aa-
    Zalo

    Bức tranh tường cổ được tìm thấy ở miền Bắc Peru sau hơn một thế kỷ

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Một nhóm sinh viên khảo cổ học đã tái khám phá bức tranh tường nhiều màu 1.000 năm tuổi ở phía Bắc Peru. Lần cuối người ta trông thấy bức tranh này là từ một thế kỷ trước.

    Được biết với tên gọi Huaca Pintada, bức tường dài 30m được vẽ bằng những hình ảnh kỳ ảo mô tả cảnh thần thoại. Bức tranh này được tìm thấy lần đầu tiên vào năm 1916 bởi một nhóm những kẻ trộm mộ săn tìm kho báu ở Illimo gần thành phố Chiclayo (Peru). 

    Toàn bộ vẻ đẹp lộng lẫy của bức tranh tường đã được nhà dân tộc học người Đức Hans Heinrich Bruning ghi lại trong những bức ảnh được chụp vào thời điểm. 

    Tuy nhiên, những kẻ trộm mộ sau đó đã phá hủy một phần của bức tường vì bị cấm mang đi những gì họ tìm thấy. Địa điểm này từ ấy cũng dần chìm vào quên lãng. 

    Hơn một thế kỷ sau, nhóm sinh viên khảo cổ Thụy Sĩ-Peru, do Sâm Ghavami từ Đại học Fribourg dẫn đầu, đã quyết định đi tìm kiếm bức tranh tường bị lãng quên. 

    Chia sẻ về phát hiện trên, anh Ghavami, 33 tuổi, chia sẻ: "Khi chúng tôi có quyền tiếp cận khu vực, tôi cảm thấy vô cùng nhẹ nhõm".

    Theo Ghavami, điều khó khăn là vùng đất này đã trở thành đất tư nhân. Nhóm của anh đã phải mất hơn 2 năm mới xin được quyền tiếp cận khu vực để tìm kiểm bức tranh cổ. 

    khai quat tranh co
    Nhà khảo cổ học Sâm Ghavami khai quật bức tranh cổ đã mất tích hơn một thế kỷ. Ảnh: Guardian 

    Nhà khảo cổ học người Thụy Sĩ và khoảng 18 sinh viên người Peru đã bắt đầu khai quật vào năm 2019, nhờ khoản tài trợ từ Quỹ Khoa học Quốc gia Thụy Sĩ. Sau khi tạm dừng vào năm 2020 do đại dịch COVID-19, họ đã nối lại hoạt động vào năm 2021 và hoàn thành kế hoạch vào tháng 11 năm nay.

    Ghavami kể lại: "Chúng tôi trông thấy bức tường khổng lồ lần đầu khi đang đào cát".

    Trong hai tháng cuối cùng của cuộc khai quật, nhóm đã khám phá được những bức tranh tường đã bị mất trong thời ông Brüning, cũng như những bức tranh mới kéo dài 11-12m mà những kẻ cướp chưa tìm ra. 

    Nhà khảo cổ học 33 tuổi tiếp tục: "Có rất nhiều thứ phải làm. Không ai có thể trông thấy sự hoành tráng thực sự của bức tường bị cây cỏ bao phủ".

    Các nhà khảo cổ tin rằng bức tranh tường có niên đại từ nền văn hóa Lambayeque vào thế kỷ thứ 9 sau Công nguyên. Nó được chôn trong một gò đất hình chóp ở thung lũng La Leche gần một Túcume, thuộc vùng Lambayeque.

    Luis Jaime Castillo, giáo sư khảo cổ học tại Đại học Giáo hoàng Công giáo Peru, nhận xét: "Đây là một phát hiện thú vị và quan trọng nhất trong những năm qua. Những bức tranh tường bị thất lạc từ lâu của Huaca Pintada đã được khôi phục sau hơn 100 năm".

    Minh Hạnh(Theo Guardian) 

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/buc-tranh-tuong-co-duoc-tim-thay-o-mien-bac-peru-sau-hon-mot-the-ky-a558581.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan