+Aa-
    Zalo

    Bột mì "biến mất" khỏi các kệ hàng ở Trung Đông

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Trung Đông là khu vực phụ thuộc nhiêu vào các sản phẩm lúa mì nhập khẩu từ Nga và Ukraine.

    Kể từ khi Nga mở chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine vào ngày 24/2, cuộc sống của Fadia Hamieh, một giảng viên đại học người Lebanon vốn đang chật vật kiếm sống ở một đất nước có nền kinh tế kém phát triển, lại càng trở nên khó khăn hơn.

    Kể từ tháng 3, bột mì gần như đã "bốc hơi" khỏi các kệ hàng trong khi giá bánh mì tăng tới 70%. Chia sẻ về tình hình hiện tại, cô Hamieh cho biết: "Các siêu thị đang tích trữ hàng hóa cơ bản, sau đó bán chúng với giá cao hơn".

    Ngay từ trước khi xảy ra cuộc khủng hoảng Ukraine, Lebanon đã rơi vào tình trạng khủng hoảng tài chính. Trong dó, đồng tiền của nước này đã mất hơn 90% giá trị kể từ năm 2019. Với hơn 70% lượng lúa mì nhập khẩu đến từ Ukraine, người tiêu dùng tại quốc gia này đã bị giáng thêm một đòn mạnh khác kể từ khi chiến sự nổ ra. 

    Mức lương hàng tháng của cô Hamieh hiện cũng đã giảm từ mức tương đương 1.500 USD xuống còn 200 USD và cô còn phải đối mặt với gánh nặng tăng thêm do giá bánh mì cao và tình trạng thiếu thực phẩm cơ bản. Cô tâm sự: "Mỗi lần đi mua đồ cho gia đình, tôi đều cảm thấy hụt hẫng". 

    Tình hình ở Lebanon có thể bấp bênh hơn những nơi khác trong thế giới Ả Rập vì cuộc khủng hoảng kinh tế đang tê liệt của đất nước. Nhưng trên toàn khu vực, ngũ cốc và dầu thực vật từ Ukraine và Nga cũng là những mặt hàng quan trọng đối với khẩu phần ăn quốc gia. Theo đó, cuộc khủng hoảng Ukraine hiện nay đã làm dấy lên những lo lắng về an ninh lương thực và ổn định chính trị trong khu vực.

    screen shot 2022 03 25 at 223517
    Ai Cập đã áp dụng các biện pháp quyết liệt để đảm bảo rằng chương trình bánh mì trợ cấp của họ, cung cấp thức ăn cho 70 triệu người, sẽ vẫn hoạt động giữa khủng hoảng Ukraine. Ảnh: Shutterstock

    Mặc dù giá ngũ cốc đã giảm xuống từ mức cao kỷ lục ngay sau khi Nga mở chiến dịch quân sự nhưng sự không chắc chắn xung quanh việc xuất khẩu từ cả 2 nước đã khiến giá lúa mì duy trì ở mức cao hơn 2/3 so với một năm trước. Giá lương thực tăng đột biến sẽ dẫn đến bất ổn xã hội. Một cuộc khủng hoảng lương thực trong năm 2007-2008 do hạn hán ở các nước sản xuất lúa mì, lúa gạo chủ chốt và giá năng lượng tăng cao đã dẫn đến bạo loạn ở hơn 40 quốc gia trên thế giới.

    Quỹ Phát triển Nông nghiệp Quốc tế Liên hợp quốc cho biết tác động của giá lương thực tăng và tình trạng thiếu cây trồng đã được cảm nhận rõ tệ ở Trung Đông và Bắc Phi. Ông Gilbert Houngbo, chủ tịch IFAD nhận xét: "Điều này có thể gây ra sự leo thang của đói nghèo với những tác động nghiêm trọng đến sự ổn định toàn cầu".

    Ngoại trừ các quốc gia vùng Vịnh có khả năng xuất khẩu dầu mỏ, hầu hết các nước Ả Rập đều có nền kinh tế yếu kém, thâm hụt ngân sách lớn và phải sống dựa vào thực phẩm và năng lượng được trợ cấp. Bên cạnh Lebanon, Ukraine còn là nhà cung cấp lúa mì hàng đầu cho Tunisia, Libya và Syria. Trong khi đó,  Ai Cập - nhà nhập khẩu lúa mì lớn nhất thế giới - cũng phụ thuộc phần lớn vào Nga và Ukraine với hơn 80% lúa mì được mua trên thị trường quốc tế.

    Các chính phủ trong khu vực đã tìm cách ngăn chặn tác động trực tiếp bằng cách cố gắng mua thêm nguồn cung cấp thực phẩm từ các nhà sản xuất khác ở châu Âu, phân chia khẩu phần và áp đặt lệnh cấm xuất khẩu đối với các mặt hàng chủ lực bao gồm bột mì, mì ống và đậu lăng. Trong đó, Lebanon đã phân bổ tất cả nguồn cung cấp bột mì của mình để sản xuất bánh mì và chính phủ cũng đã tăng giá đối với mặt hàng này. 

    Các nhà nhập khẩu ngũ cốc và năng lượng như Ai Cập, Tunisia và Maroc cũng sẽ phải chịu căng thẳng hơn về mặt ngân sách khi họ chi nhiều hơn vào nhập khẩu và trợ cấp.

    Bà Kristalina Georgieva, giám đốc điều hành của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), đã cảnh báo hồi đầu tháng 3 rằng các quốc gia ở Trung Đông và Bắc Phi phụ thuộc vào năng lượng và nhập khẩu lương thực sẽ chịu tác động khá nghiêm trọng từ hình hình căng thẳng hiện tại ở Ukraine. 

    Bà chia sẻ: "Tôi lo lắng cho Ai Cập. Chúng tôi đã tham gia thảo luận với Ai Cập về cách tập trung hỗ trợ các nhóm dân cư dễ bị tổn thương và các doanh nghiệp dễ bị tổn thương".

    Được biết, Ai Cập đã áp dụng các biện pháp quyết liệt để đảm bảo chương trình bánh mì của họ và cung cấp thức ăn cho 70 triệu người, sẽ vẫn hoạt động bất chấp chiến tranh. Các quan chức cho biết họ có lượng lúa mì đủ cho 4 tháng trong kho và vụ thu hoạch tại địa phương sẽ bắt đầu vào giữa tháng 4.

    Hồi đầu tuần, chính phủ Ai Cập đã phá giá tiền tệ của mình và tăng lãi suất khi ngân hàng trung ương di chuyển để kiềm chế tác động của cuộc chiến ở Ukraine đối với nền kinh tế. Nước này cũng đưa ra mức giới hạn đối với giá bánh mì, vốn đã tăng vọt trong những tuần gần đây.

    Ai Cập đã cố gắng đa dạng hóa nguồn cung và năm nay có kế hoạch mua thêm 6 triệu tấn lúa mì địa phương từ nông dân - tương đương 60% sản lượng thu hoạch dự kiến ​​và tăng hơn 50% so với năm 2021.

    Để khuyến khích, chính phủ cũng đã tăng số tiền chi trả cho nông dân và đặt ra một mức lương tối thiểu mà người trồng phải bán cho nhà nước. Họ cũng sẽ cần được phép vận chuyển hoặc bán bất kỳ lúa mì nào vượt quá hạn ngạch đó. Nếu không tuân thủ có thể dẫn đến án tù.

    Các nhà phân tích tại Goldman Sachs cho biết rủi ro ngắn hạn lớn nhất đối với triển vọng của Ai Cập trong những tháng tới sẽ đến từ "sự điều chỉnh đối với giá hàng hóa trong nước, đặc biệt là bất kỳ sự điều chỉnh nào trong trợ cấp bánh mì".

    Chương trình bánh mì được trợ giá là cốt lõi của hệ thống bảo trợ xã hội của Ai Cập. Các chế độ kế nhiệm đã phải thận trọng với việc tăng giá bánh mì vì sợ gây ra bất ổn xã hội.

    Trong khi đó, ở Tunisia, kỳ vọng về tình trạng khan hiếm hàng và tháng lễ Ramadan đang đến gần, khi lượng tiêu thụ thực phẩm tăng cao, đã khiến những người mua sắm lo ngại các kệ hàng siêu thị bị trống rỗng.

    Youssef Cherif, một nhà phân tích chính trị, người đứng đầu Trung tâm Toàn cầu Columbia ở Tunisia, nhận xét: "Điều này rất nguy hiểm đối với tổng thống. Nhiều người Tunisia cảm thấy cuộc sống của họ đang trở nên tồi tệ và mặc dù chúng tôi không thấy nhiều người đổ lỗi trực tiếp cho tổng thống, nhưng tôi sợ rằng điều đó sắp xảy ra".

    Minh Hạnh (Theo Financial Times)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/bot-mi-bien-mat-khoi-cac-ke-hang-o-trung-dong-a532269.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan