+Aa-
    Zalo

    Bốn ngộ nhận về chiến dịch "đánh hổ, đập ruồi" ở Trung Quốc

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL) - Một bài viết đăng trên The Diplomat ngày 6/8 cho rằng chớ nên ngộ nhận, đánh giá thấp quyết tâm và nỗ lực chống tham nhũng của Chủ tịch Tập Cận Bình.

    (ĐSPL) - Một bài viết đăng trên The Diplomat ngày 6/8 cho rằng chớ nên ngộ nhận, đánh giá thấp quyết tâm và nỗ lực chống tham nhũng của Chủ tịch Tập Cận Bình.

    Bốn ngộ nhận về chiến dịch chống tham nhũng ở Trung Quốc

    Chống tham nhũng chỉ là bước đầu tiên trong lộ trình cải cách của Tổng Bí  thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình

    Tác giả bài viết Dingding Chen cho rằng hiện có nhiều ngộ nhận về chiến dịch chống tham nhũng ở Trung Quốc, ở cả trong và ngoài nước. Việc mổ xẻ những ngộ nhận này giúp người hiểu rõ hơn logic đằng sau những hành động gần đây của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, đặc biệt về câu hỏi: Bao giờ thì cải cách thực sự mới xảy ra ở Trung Quốc?

    Thứ nhất, nhiều người đang ngộ nhận rằng chiến dịch chống tham nhũng hiện nay ở Trung Quốc sẽ nhanh chóng kết thúc.
    Sau khi chính quyền Bắc Kinh công bố cuộc điều tra chính thức đối với cựu Ủy viên thường vụ Bộ Chính trị, cựu Bộ trưởng Công an Chu Vĩnh Khang, một số nhà bình luận cho rằng cuộc chiến chống tham nhũng do Chủ tịch Tập Cận Bình phát động sẽ nhanh chóng chấm dứt hoặc ít nhất là trong tương lai không xa. Suy đoán này là sai lầm. Thực tế, chiến dịch chống tham nhũng ở Trung Quốc sẽ không và không được phép dừng lại vào thời điểm hiện nay. Một bài viết trên Diễn đàn Nhân dân chỉ ra rằng có thể có một đợt phản công của những “con hổ lớn” chống lại lực lượng chống tham nhũng. Điều này sẽ gây ra tình trạng bế tắc trên chính trường Trung Quốc. Nếu chiến dịch chống tham nhũng chấm dứt vòa thời điểm này, mọi thành tựu từ trước tới nay đều trở nên vô ích,  khi cả “ruồi” và “hổ” đều sẽ nhanh chóng hồi sinh. Thêm vào đó, Chủ tịch Tập Cận Bình cũng khẳng định sẽ tiếp tục cuộc chiến chống tham nhũng, bất chấp điều đó có thể ảnh hưởng đến uy tín cá nhân của ông. 
    Quan niệm sai lầm thứ hai là có một cuộc đấu đá quyền lực giữa các phe phái khác nhau trong nội bộ Đảng Cộng sản Trung Quốc.
    Quan niệm này ngày càng ít phổ biển khi ngày càng nhiều người tin rằng Tập Cận Bình là một mẫu lãnh đạo khác so với các vị lãnh đạo tiền nhiệm. Ông Tập tự xác định mình là một trong những người kế thừa các bậc lão thành cách mạng (khai quốc công thần) và coi chiến dịch chống tham nhũng hiện nay là “một sứ mệnh và nhiệm vụ để khôi phục vai trò của Đảng vốn bị xói mòn bởi tệ quan liêu và tham nhũng tràn lan”. Nói cách khác, chiến dịch chống tham nhũng này là nhằm củng cố quyền lực của Đảng, giữa lúc không ít các “nhóm lợi ích”, ngấm ngầm hoặc công khai, đang chống đối chương trình cải cách của Chủ tịch Tập Cận Bình. Để có thể thúc đẩy cải cách, điều đầu tiên mà ông Tập cần làm là củng cố quyền lực. Ông đã cài nhiều đồng minh thân cận của mình vào các vị trí quan trọng, không phải vì mục đích cá nhân mà là vì thực thi bằng được công cuộc cải cách mà ông hằng theo đuổi.
    Ngộ nhận thứ ba về cuộc chiến chống tham nhũng hiện nay là cuộc chiến đó chỉ nhắm vào giới quan chức tham nhũng mà không tập trung vào cải cách cơ bản.
    Đây cũng là một quan niệm sai lầm nghiêm trọng. Ở Trung Quốc, các biện pháp cải cách phải được thực hiện một cách cẩn trọng để chúng có thể diễn ra suôn sẻ và từ từ. Ngay từ khi mới lên nắm quyền, Tổng Bí thư ĐCS Trung Quốc Tập Cận Bình đã khá khôn ngoan khi nêu rõ chủ trương rằng Trung Quốc nên tránh “những sai lầm cơ bản và không thể đảo ngược”. Theo quan điểm của ĐCS Trung Quốc, lộ trình của công cuộc cải cách sẽ là: cuộc chiến chống tham nhũng, sau đó tới cải cách kinh tế, cải cách xã hội, cải cách chính quyền và cuối cùng mới đến cải cách chính trị. Và cải cách chính trị ở đây cũng không nhất thiết phải theo mô hình của phương Tây. Điều quan trọng là không sử dụng các tiêu chuẩn của phương Tây để đánh giá các cải cách chính trị ở Trung Quốc.
    Thứ tư, mọi người thường nghĩ rằng cuộc chiến chống tham nhũng sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc.
    Đây cũng là một quan niệm sai lầm. Trong thời gian gần đây, các nhà phân tích nhận thấy rằng nền kinh tế Trung Quốc đang phát triển chậm lại (đặc biệt là trong lĩnh vực nhà đất và kinh doanh nhà hàng), song hành với cuộc chiến chống tham nhũng. Tuy nhiên, đây không phải là mối quan hệ nhân-quả và về lâu về dài, cuộc chiến chống tham nhũng là thực sự có lợi cho tăng trưởng kinh tế Trung Quốc.
    Một nhà kinh tế Trung Quốc chỉ ra rằng cuộc chiến chống tham nhũng hiện nay mang lại 3 lợi ích đối với tăng trưởng kinh tế. Thứ nhất, nó sẽ làm tăng phúc lợi xã hội. Thứ hai, nó có thể giúp cho nền kinh tế thị trường trưởng thành hơn và thứ ba nó sẽ giúp cho trung quốc tránh được cái “bẫy thu nhập trung bình” mà nhiều quốc gia đang phát triển khác gặp phải.
     
    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/bon-ngo-nhan-ve-chien-dich-danh-ho-dap-ruoi-o-trung-quoc-a44828.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan