+Aa-
    Zalo

    Bộ Y tế lý giải nguyên nhân dừng sử dụng vắc xin Quinvaxem 5 trong 1

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Theo thông tin từ Bộ Y tế, bắt đầu từ năm 2018, Bộ Y tế có kế hoạch chuyển đổi tiêm vắc xin Quinvaxem sang loại vắc xin khác, chương trình được thí điểm vào tháng 4.

    Theo thông tin từ Bộ Y tế, bắt đầu từ năm 2018, Bộ Y tế có kế hoạch chuyển đổi tiêm vắc xin Quinvaxem sang loại vắc xin khác, chương trình được thí điểm vào tháng 4 sắp tới.

    Cụ thể, vào tháng 4, Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế sẽ cho thí điểm tiêm chủng loại vaccine mới với quy mô nhỏ tại 4 tỉnh, có thể tiến tới mở rộng triển khai từ tháng 5 với loại vaccine thay thế vaccine Quinvaxem.

    Nguyên nhân là do nhà máy sản xuất loại vaccine Quinvaxem ở Hàn Quốc ngưng sản xuất sản phẩm này. Số vắc xin Quinvaxem còn lại dự kiến sẽ sử dụng đến hết tháng 5/2018 trên quy mô toàn quốc.

    Ảnh minh họa.

    Vắc xin phối hợp 5 trong 1 phòng các bệnh bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm gan B và viêm phổi/viêm màng não mủ do vi khuẩn Hib đã được Chương trình Tiên chủng mở rộng (TCMR) sử dụng để tiêm cho trẻ dưới 1 tuổi trong hơn 7 năm qua.

    Do nhà sản xuất ngừng sản xuất Quinvaxem nên Bộ Y tế đã có kế hoạch chuyển đổi sử dụng vaccine này bằng loại vaccine phối hợp 5 trong 1 tương tự về thành phần và hiệu quả phòng bệnh.

    Theo kế hoạch, loại vaccinephối hợp 5 trong 1 này sẽ được đưa vào sử dụng trên quy mô nhỏ tại bốn tỉnh, sau đó sẽ đưa vào sử dụng rộng rãi trên quy mô toàn quốc vào cuối quý II năm 2018.

    Vaccine Quinvaxem vẫn tiếp tục được sử dụng trong chương trình tiêm chủng mở rộng cùng với việc chuyển đổi sử dụng loại vaccine phối hợp 5 trong 1.

    Bộ Y tế cũng cho biết, để tiếp tục duy trì thành tựu và kết quả công tác tiêm chủng mở rộng, năm 2018, Bộ Y tế có kế hoạch đưa một số vaccine mới vào chương trình tiêm chủng mở rộng.

    Chia sẻ với Tri thức trực tuyến về vấn đề này, PGS.TS Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết: "Hiện tại, Bộ Y tế chưa chốt sẽ sử dụng loại vắc xin nào. Tuy nhiên, chắc chắn chúng tôi sẽ tính toán để nhập về loại vắc xin tốt, được sử dụng nhiều và rộng rãi trên thế giới. Đồng thời, thành phần, hiệu quả và giá thành của vắc xin này sẽ tương tự Quinvaxem".

    Ngoài ra, ông Trần Đắc Phu khẳng định, bất kể một loại vắc xin nào khi nhập về cũng đều được trải qua đầy đủ các thủ tục, quy trình cấp phép.

    Vi An (T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/bo-y-te-ly-giai-nguyen-nhan-dung-su-dung-vac-xin-quinvaxem-5-trong-1-a223976.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan
    Chọn lựa vắc xin ngừa viêm gan A và B

    Chọn lựa vắc xin ngừa viêm gan A và B

    Có nhiều dạng viêm gan, nhưng 2 căn bệnh dễ lây truyền, phổ biến nhất và hiện có vắc xin là viêm gan A và viêm gan B. Cha mẹ cần lưu ý cho trẻ tiêm đầy đủ, đúng lịch.