+Aa-
    Zalo

    Bổ sung quy định mới trong chuyển nhượng phần vốn góp tại ngân hàng thương mại, liên doanh

    (ĐS&PL) - Thông tư 13/2023/TT-NHNN đã cho phép doanh nghiệp nước ngoài không phải ngân hàng, là pháp nhân Việt Nam, có trụ sở chính tại Việt Nam được tham gia vào việc góp vốn thành lập ngân hàng liên doanh ở Việt Nam.

    Theo tạp chí Người đưa tin, Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Thông tư 13/2023/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 40/2011/TT-NHNN quy định về việc cấp Giấy phép và tổ chức, hoạt động của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, văn phòng đại diện của tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng tại Việt Nam. Thông tư có hiệu lực thi hành từ ngày 14/12/2023.

    bo sung quy dinh moi trong chuyen nhuong phan von gop tai ngan hang thuong mai lien doanh
    Bổ sung quy định mới trong chuyển nhượng phần vốn góp tại ngân hàng thương mại, liên doanh.

    Theo đó, ngân hàng liên doanh ở Việt Nam được thành lập bằng vốn góp của Bên Việt Nam (gồm tối thiểu 1 ngân hàng Việt Nam và tối đa 1 doanh nghiệp Việt Nam không phải ngân hàng) và Bên nước ngoài (gồm tối thiểu 1 ngân hàng nước ngoài và tối đa 1 doanh nghiệp nước ngoài không phải ngân hàng) trên cơ sở hợp đồng liên doanh.

    Các bên thành lập phải là pháp nhân Việt Nam, có trụ sở chính tại Việt Nam.

    Ngân hàng liên doanh được thành lập, tổ chức dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên trở lên nhưng không quá 5 thành viên, trong đó 1 thành viên và người có liên quan không được sở hữu vượt quá 50% vốn điều lệ.

    Hiện hành tại Thông tư 40/2011/TT-NHNN, ngân hàng liên doanh tại Việt Nam được thành lập bằng vốn góp của Bên Việt Nam (gồm 1 hoặc nhiều ngân hàng Việt Nam) và Bên nước ngoài (gồm 1 hoặc nhiều ngân hàng nước ngoài) trên cơ sở hợp đồng liên doanh; là pháp nhân Việt Nam, có trụ sở chính tại Việt Nam.

    Như vậy, Thông tư 13/2023/TT-NHNN đã cho phép doanh nghiệp nước ngoài không phải ngân hàng, là pháp nhân Việt Nam, có trụ sở chính tại Việt Nam được tham gia vào việc góp vốn thành lập ngân hàng liên doanh ở Việt Nam.

    Theo báo điện tử Chính phủ, Thông tư 13/2023/TT-NHNN bổ sung điểm b(iii) vào điểm b khoản 3  Điều 31 về chuyển nhượng phần vốn góp, mua lại phần vốn góp của ngân hàng liên doanh, ngân hàng 100% vốn nước ngoài. 

    Cụ thể, việc chuyển nhượng phần vốn góp cho tổ chức không phải là thành viên góp vốn của ngân hàng liên doanh cần đảm bảo tỷ lệ góp vốn theo quy định và đáp ứng các điều kiện sau:

    Đối tác mới là doanh nghiệp không phải ngân hàng phải đáp ứng các điều kiện sau:

    - Được thành lập theo pháp luật Việt Nam hoặc pháp luật nước ngoài;

    - Trường hợp là doanh nghiệp Nhà nước, phải được cấp có thẩm quyền chấp thuận bằng văn bản cho phép tham gia góp vốn vào ngân hàng liên doanh theo quy định của pháp luật;

    - Trường hợp là doanh nghiệp được cấp Giấy phép thành lập và hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm, phải tuân thủ việc góp vốn theo các quy định liên quan của pháp luật;

    - Có vốn chủ sở hữu tối thiểu 1.000 tỷ đồng, tổng tài sản tối thiểu 2.000 tỷ đồng trong 03 năm liền kề năm nộp hồ sơ đề nghị chấp thuận mua bán, chuyển nhượng phần vốn góp đối với phần vốn góp từ trên 1% đến dưới 5% vốn điều lệ của ngân hàng liên doanh hoặc có vốn chủ sở hữu tối thiểu 200 tỷ đồng, tổng tài sản tối thiểu 400 tỷ đồng trong 03 năm liền kề năm nộp hồ sơ đề nghị chấp thuận mua bán, chuyển nhượng phần vốn góp đối với phần vốn góp từ 1% vốn điều lệ trở xuống của ngân hàng liên doanh;

    - Đối với doanh nghiệp hoạt động trong ngành nghề kinh doanh có yêu cầu vốn pháp định, phải đảm bảo vốn chủ sở hữu trừ đi vốn pháp định tối thiểu bằng số vốn góp cam kết theo số liệu từ báo cáo tài chính đã được kiểm toán độc lập và không có ý kiến ngoại trừ của đơn vị kiểm toán của năm liền kề năm nộp hồ sơ đề nghị chấp thuận mua bán, chuyển nhượng phần vốn góp;

    - Kinh doanh có lãi trong 03 năm liền kề năm nộp hồ sơ đề nghị chấp thuận mua bán, chuyển nhượng phần vốn góp;

    - Không được dùng vốn huy động, vốn vay của tổ chức, cá nhân khác để góp vốn;

    - Thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ về thuế và bảo hiểm xã hội theo quy định đến thời điểm nộp hồ sơ đề nghị chấp thuận mua bán, chuyển nhượng phần vốn góp;

    - Không phải là cổ đông sáng lập, chủ sở hữu, thành viên sáng lập, cổ đông chiến lược của tổ chức tín dụng khác được thành lập và hoạt động tại Việt Nam.

    Vân Anh (T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/bo-sung-quy-dinh-moi-trong-chuyen-nhuong-phan-von-gop-tai-ngan-hang-thuong-mai-lien-doanh-a598352.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan