+Aa-
    Zalo

    Bộ LĐ-TB-XH chính thức quản lý hơn 500 trường CĐ, TCCN từ ngày 1/1/2017

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL) – Kể từ ngày 1/1/2017, hệ thống 201 trường cao đẳng và 303 trường trung cấp chuyên nghiệp sẽ được giao về Bộ LĐ-TB-XH quản lý.

    (ĐSPL) – Kể từ ngày 1/1/2017, hệ thống 201 trường cao đẳng và 303 trường trung cấp chuyên nghiệp sẽ được giao về Bộ LĐ-TB-XH quản lý.

    Thông tin từ Bộ LĐ-TB-XH cho biết, ngày 9/11, dưới sự chủ trì của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ và Bộ trưởng Bộ LĐ-TBXH Đào Ngọc Dung, hai Bộ đã tiến hành Lễ bàn giao chức năng quản lý Nhà nước về giáo dục nghề nghiệp. Tham dự lễ bàn giao còn có Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga, Thứ trưởng Bộ LĐ-TB-XH Huỳnh Văn Tí cùng lãnh đạo các Vụ, Cục chức năng của của hai Bộ.

    Bộ trưởng Bộ LĐ-TB-XH Đào Ngọc Dung và Bộ trưởng Bộ GD&ĐT tại lễ bàn giao. (Ảnh: Bộ LĐ-TB-XH) 

    Tại buổi lễ bàn giao, Thứ trưởng Bùi Văn Ga cho biết, hai Bộ dự kiến sẽ ký biên bản bàn giao trước ngày 31/12 và kể từ ngày 1/1/2017, Bộ LĐ-TB-XH sẽ thực hiện quản lý nhà nước toàn bộ lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp (trừ các trường sư phạm, các ngành đào tạo giáo viên). Theo đó, hệ thống 201 trường cao đẳng (CĐ) và 303 trường trung cấp chuyên nghiệp (TCCN) cũng như hệ TCCN đang được đào tạo tại 200 trường CĐ và 40 trường ĐH sẽ được bàn giao về Bộ LĐ-TB-XH.

    Theo Thứ trưởng Bùi Văn Ga, hai Bộ đã thống nhất xử lý các công việc chung. Cụ thể, trong giai đoạn chuyển tiếp: Các trường CĐ hiện nay đang thuộc hệ thống giáo dục đại học nên mục tiêu, chương trình đào tạo, tiêu chuẩn cán bộ giảng viên khác biệt rất nhiều so với các trường CĐ nghề. Vì vậy, cần có giai đoạn chuyển tiếp để giáo viên, sinh viên yên tâm trước khi triển khai chương trình đào tạo mới theo hệ thống giáo dục nghề nghiệp.

    Về tuyển sinh, Bộ GD-ĐT tiếp tục xử lý dứt điểm những vấn đề liên quan đến tuyển sinh của các trường cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp năm 2016. Từ năm 2017 các trường trên sẽ tuyển sinh theo quy chế do Bộ LĐ-TB-XH ban hành phù hợp với Luật Giáo dục nghề nghiệp.

    Về đào tạo, các sinh viên cao đẳng tuyển sinh từ khóa 2016 trở về trước được tiếp tục học chương trình cao đẳng hiện hành cho đến khi kết thúc khóa học, được cấp bằng cao đẳng theo quy chế của Bộ GD-ĐT. Những sinh viên tuyển sinh từ khóa 2017 trở đi học theo chương trình mới của Bộ LĐ-TBXH, cấp bằng cao đẳng thuộc giáo dục nghề nghiệp.

    Về vấn liên thông, các HS, SV tại các trường TCCN, CĐ tuyển sinh từ năm 2016 trở về trước nếu có đủ điều kiện theo quy định hiện hành thì được tạo điều kiện để học liên thông lên đại học nếu có nguyện vọng. Bộ GD-ĐT sẽ điều chỉnh chỉ tiêu liên thông của các trường ĐH để có thể tuyển sinh đào tạo liên thông TCCN, CĐ, ĐH cho các đối tương này.Việc đào tạo liên thông đối với học sinh, sinh viên thuộc giáo dục nghề nghiệp tuyển từ năm 2017 trở đi sẽ thực hiện theo quyết định mới của Thủ tướng Chính phủ.

    Theo thứ trưởng Bùi Văn Ga, 2 Bộ cũng đã thống nhất về phương thức và thời hạn bàn giao. Theo đó, hai Bộ chuẩn bị nội dung chi tiết bàn giao, xây dựng biên bản bàn giao, trong đó cần làm rõ trách nhiệm của từng Bộ, không bỏ sót, không chồng chéo nội dung công việc. Bộ GD-ĐT và Bộ LĐ-TB-XH sẽ ký biên bản bàn giao trước ngày 31/12. Kể từ ngày 1/1/2017, Bộ LĐ-TBXH thực hiện quản lý nhà nước toàn bộ lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp.

    Điều 4, Quyết định số 53/2008/QĐ-BLĐTBXH về Đối tượng và điều kiện học liên thông:

    1. Những người có chứng chỉ sơ cấp nghề và có bằng tốt nghiệp trung học  cơ sở trở lên có nhu cầu học lên trình độ trung cấp nghề (TCN) được tham gia dự tuyển.

    2. Những người có bằng tốt nghiệp trung cấp nghề có nhu cầu học lên trình độ cao đẳng nghề (CĐN): Nếu tốt nghiệp loại khá trở lên được tuyển thẳng ngay sau khi tốt nghiệp; nếu tốt nghiệp loại trung bình phải có ít nhất 1 năm làm công việc gắn với chuyên môn được đào tạo mới được tham gia dự tuyển.

    3. Những người đã tốt nghiệp trung cấp nghề, cao đẳng nghề, nếu có nhu cầu được học liên thông sang nghề khác để có bằng tốt nghiệp trung cấp nghề hoặc cao đẳng nghề thứ hai cùng nhóm nghề đào tạo.

    4. Những người có bằng tốt nghiệp đào tạo nghề hoặc bằng nghề (gọi chung là bằng nghề) nếu có nhu cầu, được đào tạo liên thông lên trình độ trung cấp nghề, cụ thể như sau:

    - Nếu đã có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) được tuyển vào học chương trình liên thông bao gồm: Kiến thức và kỹ năng nghề cần bổ sung để đạt trình độ TCN.

    - Đối với những người chỉ có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở, ngoài chương trình bổ sung kiến thức và kỹ năng nghề như người đã tốt nghiệp THPT, còn phải hoàn thành chương trình văn hoá THPT theo quy định đối với hệ TCN.

    Chú ý: Thông tin pháp lý trong hộp nội dung này được trích từ nguồn trên mạng Internet, nên chỉ mang tính tham khảo.

    Tường Vy

    Video đang được xem nhiều nhất:

    [mecloud]ZMZVhc7kF7[/mecloud]

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/bo-ld-tb-xh-chinh-thuc-quan-ly-hon-500-truong-cd-tccn-tu-ngay-112017-a169881.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.