+Aa-
    Zalo

    Bộ Lao động trình Chính phủ 2 phương án tăng tuổi nghỉ hưu

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL) - Sau khi có nhiều tranh cãi quanh phương án tăng tuổi nghỉ hưu, Bộ LĐ-TB&XH đã có Tờ trình Chính phủ về dự án luật sửa đổi, bổ sung một số điều trong bộ luật LĐ.

    (ĐSPL) - Sau khi có nhiều tranh cãi quanh phương án tăng tuổi nghỉ hưu, Bộ LĐ-TB&XH đã có Tờ trình Chính phủ về dự án luật sửa đổi, bổ sung một số điều trong bộ luật Lao động.

    Trao đổi trên báo Thanh niên, ông Nguyễn Bá Hoan - Chánh văn phòng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) cho biết, cơ quan này vừa có Tờ trình Chính phủ về dự án luật sửa đổi, bổ sung một số điều trong bộ luật Lao động.

    Theo đó, dự thảo luật sẽ tập trung sửa đổi, bổ sung các quy định trong 3 nhóm nội dung và 11 chủ đề. Một trong số nội dung sửa đổi được dư luận quan tâm trong thời gian qua đó là tăng tuổi nghỉ hưu.

    Lần sửa đổi này tiếp tục có nhiều ý kiến đề nghị tăng tuổi nghỉ hưu vì những lý do như: tuổi thọ bình quân của người dân những năm gần đây đã tăng; dân số đang chuyển từ thời kỳ dân số vàng sang giai đoạn già hóa dân số, trong tương lai lực lượng lao động trẻ sẽ thiếu hụt... 

    Ảnh minh họa.

    Chính vì vậy nên dự thảo luật trình 2 phương án để xin ý kiến Chính phủ. Phương án 1: giữ như bộ luật hiện hành nam là 60 và nữ là 55. Phương án 2: tăng tuổi nghỉ hưu của nam lên 62 và nữ lên 58, tăng theo lộ trình mỗi năm tăng 3 tháng để đảm bảo việc tăng tuổi nghỉ hưu được vận hành "mượt mà", không gây xáo trộn mạnh đến việc bố trí và sử dụng lao động.

    Theo báo Vietnamnet, trước đó, nhiều ý kiến đã cho rằng, nếu cứ giữ tuổi nghỉ hưu như hiện tại thì quỹ hưu trí, tử tuất không đảm bảo trong dài hạn; bảo đảm sự không phân biệt đối xử về tuổi nghỉ hưu giữa lao động nam và lao động nữ để phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế như Công ước Cedaw, công ước của ILO...

    Nếu phương án này được Quốc hội thông qua vào năm 2017 thì từ năm 2020 sẽ bắt đầu thực hiện, để có quá trình đánh giá tất cả các tác động về việc làm, thị trường lao động, sức khỏe, năng suất lao động cũng như tâm lý của người lao động và doanh nghiệp.

    Hiện, dự thảo luật đang lấy ý kiến rộng rãi các chuyên gia và tầng lớp nhân dân. Dự kiến, Bộ LĐ-TB&XH sẽ trình Chính phủ vào tháng 1/2017; trình cơ quan thẩm tra Quốc hội và trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội vào tháng 3/2017 và tháng 4/2017 sẽ trình Quốc hội dự án luật.

    (Tổng hợp)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/bo-lao-dong-trinh-chinh-phu-2-phuong-an-tang-tuoi-nghi-huu-a173639.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan