+Aa-
    Zalo

    Bộ GTVT rút đề xuất sử dụng gầm cầu cạn làm bãi trông xe trong Dự thảo Luật Đường bộ

    (ĐS&PL) - Có ý kiến cho rằng, việc loại bỏ đề xuất này phần nào dựa trên việc vấn đề sẽ có ảnh hưởng trực tiếp đến an toàn của người dân, công trình và phương tiện tại khu vực được sử dụng làm bãi trông giữ xe.

    Tin trên VnExpress, trong Hồ sơ dự thảo Luật Đường bộ ngày 3/8 được Bộ Giao thông Vận tải gửi đến Bộ Tư pháp thẩm định đã bỏ đề xuất dùng gầm cầu cạn làm bãi trông giữ xe tạm thời, sau khi tiếp thu góp ý của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và chuyên gia.

    Theo giải trình của cơ quan soạn thảo, có thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị không luật hóa quy định dùng gầm cầu cạn để trông giữ xe. Ý kiến khác đề nghị cân nhắc đề xuất bởi ảnh hưởng trực tiếp đến an toàn của người dân, công trình và phương tiện khu vực này.

    bo gtvt rut de xuat su dung gam cau can lam bai trong xe trong du thao luat duong bo
    Bãi trông xe dưới gầm cầu vành đai 2 Hà Nội, tháng 7/2023. Ảnh: VnExpress

    Hơn nữa, nếu cho phép dùng gầm cầu cạn để trông giữ xe còn gián tiếp làm phát triển phương tiện giao thông cá nhân ở các thành phố, không đúng với chính sách hạn chế xe cá nhân của Nhà nước.

    Đề xuất dùng gầm cầu cạn làm bãi trông giữ xe tạm thời được Bộ Giao thông Vận tải nêu trong dự thảo Luật Đường bộ hồi tháng 7. Gầm cầu phải đáp ứng yêu cầu, điều kiện kỹ thuật, an toàn.

    Liên quan đến vấn đề này, VietNamnet đã có trao đổi với TS. Khương Kim Tạo, nguyên Phó Chánh Văn phòng Uỷ ban ATGT Quốc gia đánh giá cao tinh thần tiếp thu của Bộ GTVT trước việc rút quy định này ra khỏi dự thảo luật.

    Ông Tạo cho rằng, vấn đề điều chỉnh, bổ sung các điều khoản trong bất kỳ dự thảo luật nào là bình thường. Ban soạn thảo sau khi đưa ra nội dung quy định nhưng nhận được góp ý từ các cơ quan, nhà chuyên môn, người dân thì việc bổ sung hay rút điều khoản là điều dễ hiểu.

    Chia sẻ thực tế hiện nay, giao thông tĩnh tại các thành phố lớn như Hà Nội, TP. HCM đang rất thiếu. Việc cho phép sử dụng tạm thời gầm cầu cạn làm bãi trông giữ xe là một giải pháp.

    “Tuy nhiên, nếu luật hoá thì tôi e rằng chưa ổn. Dù luật chỉ cho phép sử dụng “tạm thời” nhưng khi đã xin được cấp phép làm bãi trông giữ xe rồi thì “chẳng tạm thời đâu”. Người ta sẽ có rất nhiều lý do và “níu” vào luật để triển khai. Khi đó sẽ ảnh hưởng đến cảnh quan, gây nguy cơ mất an toàn giao thông, cháy nổ”, TS. Khương Kim Tạo cho hay.

    Ông phân tích, khi gầm cầu được trưng dụng làm bãi đỗ xe thì ô tô sẽ vào ra tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông. Ngoài ra, có thể xảy ra tình huống cháy nổ, ảnh hưởng đến công trình cầu.

    “Do đó, theo tôi không nên đưa nội dung này vào luật. Thay vào đó, nội dung này có thể quy định tại những văn bản dưới Luật, áp dụng tùy thời điểm với từng địa phương...”, ông Tạo kiến nghị.

    Vừa qua, liên quan đến vấn đề đề xuất trong các văn bản dự thảo luật, Bộ Công an cũng bỏ đề xuất thay đổi phân hạng giấy phép lái xe trong dự án luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ. Luật này do Bộ Công an chủ trì soạn thảo, trên cơ sở tách một phần từ luật Giao thông đường bộ năm 2008.

    Cụ thể, báo Giao thông đưa tin, ngày 9/8, Bộ Công an cho biết, vừa có dự thảo (lần ba) tờ trình dự án Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ để gửi Bộ Tư pháp thẩm định. Đây là dự thảo mới nhất đã được chỉnh lý và bổ sung, dự kiến trình Quốc hội xem xét tại kỳ họp thứ 6.

    Trước đó, tại dự thảo (lần hai), Bộ Công an đã đề xuất phân hạng GPLX mới. Cụ thể, đề xuất bỏ GPLX hạng A1, A4, B1, B2, E, FE, FC như Luật Giao thông đường bộ hiện hành, thay vào đó sẽ là các hạng A, A3, B, C1, C.

    Còn trong dự thảo luật mới nhất (lần ba) đã bỏ nội dung phân hạng, chỉ quy định nguyên tắc phân hạng GPLX.

    Lý giải về thay đổi này, Bộ Công an cho biết, dự thảo Luật bổ sung một số quy định mới phù hợp với xu hướng, tiến trình chuyển đổi số, tạo thuận lợi cho người dân. Điều này nhằm bảo đảm tính linh hoạt trong trường hợp có sự thay đổi của các điều ước quốc tế liên quan mà Việt Nam là thành viên.

    Đồng thời sự thay đổi này nhằm bảo đảm tính linh hoạt trong trường hợp có sự thay đổi của các điều ước quốc tế liên quan mà Việt Nam là thành viên.

    Bảo An (T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/bo-gtvt-rut-de-xuat-su-dung-gam-cau-can-lam-bai-trong-xe-trong-du-thao-luat-duong-bo-a586073.html
    Bộ GTVT chỉ đạo khẩn về tập trung ứng phó mưa lũ, sạt lở đất

    Bộ GTVT chỉ đạo khẩn về tập trung ứng phó mưa lũ, sạt lở đất

    Bộ GTVT vừa có Công điện khẩn số 25-CĐ/BGTVT ngày 06/8/2023 điện Cục Đường bộ Việt Nam, Cục Đường sắt Việt Nam, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam và Sở Giao thông vận tải các địa phương liên quan về việc tập trung ứng phó mưa lũ, sạt lở đất tại khu vực Bắc Bộ và Tây Nguyên.

    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan
    Bộ GTVT chỉ đạo khẩn về tập trung ứng phó mưa lũ, sạt lở đất

    Bộ GTVT chỉ đạo khẩn về tập trung ứng phó mưa lũ, sạt lở đất

    Bộ GTVT vừa có Công điện khẩn số 25-CĐ/BGTVT ngày 06/8/2023 điện Cục Đường bộ Việt Nam, Cục Đường sắt Việt Nam, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam và Sở Giao thông vận tải các địa phương liên quan về việc tập trung ứng phó mưa lũ, sạt lở đất tại khu vực Bắc Bộ và Tây Nguyên.

    Thủ tướng yêu cầu xử nghiêm việc xây dựng trái phép trên đất rừng phòng hộ

    Thủ tướng yêu cầu xử nghiêm việc xây dựng trái phép trên đất rừng phòng hộ

    Thủ tướng yêu cầu kiểm soát chặt chẽ công tác quy hoạch xây dựng và hoạt động xây dựng, nhất là việc xây dựng nhà cửa, công trình ở khu vực địa hình sườn dốc, ven sông, suối, kênh rạch, ven biển, vùng có nguy cơ xảy ra tai biến địa chất. Nghiêm cấm và xử lý nghiêm việc chặt phá rừng, nhất là rừng phòng hộ, rừng đặc dụng.