+Aa-
    Zalo

    Bộ GD&ĐT phân công nhiệm vụ của Bộ trưởng và các Thứ trưởng

    (ĐS&PL) - Mới đây, Bộ GD&ĐT có quyết định 616/QĐ-BGDĐT về việc phân công nhiệm vụ của Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn và các Thứ trưởng.

    Theo Quyết định của Bộ GD&ĐT, Bộ trưởng Nguyễn Kinh Sơn có trách nhiệm lãnh đạo, quản lý toàn diện mọi hoạt động thuộc chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ và Bộ trưởng được quy định trong Luật Tổ chức Chính phủ, Quy chế làm việc của Chính phủ và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.

    Bộ trưởng trực tiếp chỉ đạo các lĩnh vực gồm: Chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển giáo dục và đào tạo; công tác tổ chức cán bộ; công tác thi đua, khen thưởng; công tác pháp chế; nhiệm vụ cải cách hành chính; công tác thanh tra; báo chí, truyền thông giáo dục; phụ trách theo dõi chung các thành phố trực thuộc Trung ương.

    Bộ trưởng phụ trách chỉ đạo hoạt động liên quan đến các Ban chỉ đạo, Ủy ban, Hội đồng, Hội, Hiệp hội, Quỹ theo phân công của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và cấp có thẩm quyền. Là chủ tài khoản số 1 của Bộ; thực hiện các nhiệm vụ của thành viên Chính phủ và các nhiệm vụ khác do Chính phủ, Thủ tướng phân công.

    bo gd dt phan cong nhiem vu cua bo truong va cac thu truong dspl 1
    Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn. 

    Quyết định của Bộ GD&ĐT cũng phân công nhiệm vụ cho 4 Thứ trưởng.

    Cụ thể:

    Tân Thứ trưởng Nguyễn Thị Kim Chi phụ trách các lĩnh vực: Giáo dục mầm non; kiểm định chất lượng giáo dục mầm non; giáo dục trẻ khuyết tật và trẻ em có hoàn cảnh khó khăn; giáo dục thể chất; giáo dục chính trị và công tác học sinh, sinh viên; giáo dục dân tộc; công tác dân số, gia đình và trẻ em; công tác phụ nữ và công tác bình đẳng giới của ngành; công tác dân vận và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở; công tác chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực được phân công.

    Ngoài ra, Thứ trưởng Nguyễn Thị Kim Chi chỉ đạo việc xây dựng và triển khai thực hiện quy hoạch hệ thống cơ sở giáo dục chuyên biệt đối với người khuyết tật và hệ thống trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập. Đồng thời, giúp Bộ trưởng chỉ đạo công việc thường xuyên của công tác thi đua, khen thưởng và công tác quản lý nhà nước đối với các hội, hiệp hội, quỹ hoạt động trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo.

    Phụ trách các đơn vị: Vụ Giáo dục Mầm non; Giáo dục thể chất; Giáo dục Chính trị và Công tác học sinh, sinh viên; Giáo dục dân tộc. Phụ trách theo dõi chung các tỉnh vùng Trung du và miền núi phía Bắc.

    Phụ trách chỉ đạo hoạt động liên quan đến các dự án, đề án, chương trình, nhiệm vụ đầu tư, Ban chỉ đạo, Ủy ban, Hội đồng, Hội, Hiệp hội, Quỹ theo phân công của Chính phủ, Thủ tướng, Bộ trưởng và cấp có thẩm quyền và thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công của Bộ trưởng.

    Thứ trưởng Nguyễn Văn Phúc phụ trách các lĩnh vực Khoa học công nghệ và môi trường; hợp tác quốc tế trong giáo dục và đào tạo, giáo dục quốc phòng và an ninh; công tác chuyển đổi số; ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực được phân công...

    Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn phụ trách các lĩnh vực: Giáo dục đại học, ứng dụng công nghệ thông tin; kiểm định chất lượng giáo dục đại học; quản lý văn bằng, chứng chỉ trong hệ thống giáo dục quốc dân, chứng chỉ do nước ngoài cấp trong phạm vi quản lý của bộ; công tác thi đánh giá năng lực ngoại ngữ theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam;

    Thi đánh giá năng lực tiếng Việt dùng cho người nước ngoài; liên kết tổ chức thi chứng chỉ năng lực ngoại ngữ của nước ngoài tại Việt Nam; công nhận văn bằng chứng chỉ. Đồng thời, Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn chỉ đạo việc xây dựng và triển khai thực hiện Quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục đại học và sư phạm...

    Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng sẽ phụ trách các lĩnh vực: Giáo dục phổ thông; giáo dục thường xuyên; kiểm định và đánh giá chất lượng giáo dục phổ thông quốc gia và quốc tế; phân luồng và hướng nghiệp học sinh; kế hoạch - tài chính ngành; phát triển đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục; cơ sở vật chất và thiết bị trường học; phòng chống tham nhũng, tiêu cực, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; xã hội hóa giáo dục; công tác chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực được phân công...

    Chỉ đạo tổng hợp nhu cầu đầu tư, phân bổ vốn hằng năm; chỉ đạo hoạt động của Tổ công tác của Bộ về giải ngân các nguồn vốn; quản lý chung công tác giám sát, đánh giá tổng thể đầu tư, công tác đấu thầu...

    Thủy Tiên

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/bo-gd-dt-phan-cong-nhiem-vu-cua-bo-truong-va-cac-thu-truong-a611837.html
    Bộ GD&ĐT ban hành chuẩn cơ sở giáo dục đại học

    Bộ GD&ĐT ban hành chuẩn cơ sở giáo dục đại học

    Theo Thông tư của Bộ GD&ĐT, chuẩn cơ sở giáo dục đại học bao gồm 6 tiêu chuẩn và 20 tiêu chí là các yêu cầu tối thiểu về điều kiện bảo đảm chất lượng và chỉ số hoạt động của một cơ sở giáo dục đại học.

    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan
    Bộ GD&ĐT ban hành chuẩn cơ sở giáo dục đại học

    Bộ GD&ĐT ban hành chuẩn cơ sở giáo dục đại học

    Theo Thông tư của Bộ GD&ĐT, chuẩn cơ sở giáo dục đại học bao gồm 6 tiêu chuẩn và 20 tiêu chí là các yêu cầu tối thiểu về điều kiện bảo đảm chất lượng và chỉ số hoạt động của một cơ sở giáo dục đại học.

    Trường hợp nào học sinh được tuyển thẳng vào lớp 10 theo quy định của Bộ GD&ĐT?

    Trường hợp nào học sinh được tuyển thẳng vào lớp 10 theo quy định của Bộ GD&ĐT?

    Thời gian gần đây, thông tin nhiều địa phương có chính sách tuyển thẳng, ưu tiên trong tuyển sinh lớp 10 khiến dư luận xôn xao. Về vấn đề này, Bộ GD&ĐT đã có công văn chấn chỉnh các địa phương tuyển sinh theo đúng quy định của Bộ. Vậy quy định của Bộ, trường hợp nào học sinh được tuyển thẳng vào lớp 10?