+Aa-
    Zalo

    Bỏ đói tế bào ung thư: Giáo sư hàng đầu tư vấn thế nào?

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Tại hội thảo khoa học ““Ung thư không phải dấu chấm hết”, GS – TS Nguyễn Bá Đức, Phó Chủ tịch Hội Ung thư Việt Nam chia sẻ về cách sống chung để khỏe với căn bệnh ung thư

    Tại hội thảo khoa học ““Ung thư không phải dấu chấm hết”, GS – TS Nguyễn Bá Đức, Phó Chủ tịch Hội Ung thư Việt Nam chia sẻ về cách sống chung để khỏe với căn bệnh ung thư.

    Mới đây, tại Bệnh viện K cơ sở 3 Tân Triều, Hà Nội sẽ diễn ra sự kiện Tọa đàm khoa học “Ung thư không phải dấu chấm hết”.

    Tại hội thảo, GS Đức chia sẻ với đông đảo bệnh nhân ung thư: “Khi phát hiện ung thư, người bệnh cần bình tĩnh, điều trị theo các phương pháp khoa học chính thống như phẫu thuật, xạ trị, hoá trị và điều trị đích.

    Tuỳ từng bệnh có thể áp dụng các kỹ thuật, phương pháp khác nhau. Trong điều trị ung thư, nó là tổng hoà của các phương pháp chứ không có phương pháp đơn lẻ nào. Người bệnh cần tuân thủ phác đồ điều trị.

    Giáo sư Nguyễn Bá Đức chia sẻ với bệnh nhân ung thư tại hội thảo.

    Một trong những câu hỏi mà GS Đức hay gặp là có nên “bỏ đói tế bào ung thư bằng cách nhịn ăn, kiêng ăn?” GS Đức nới, với chế độ ăn cho người bệnh ung thư, cần ăn uống đầy đủ dưỡng chất để cơ thể được khỏe mạnh. Hầu hết người bệnh vẫn cần phải ăn đủ chất đường, đạm mỡ, calo và dinh dưỡng để đủ sức chịu đựng các biện pháp điều trị. Từ đó, GS Đức khẳng định, quan niệm nhịn để tế bào ung thư không phát triển là hoàn toàn sai lầm. Nhiều người chết không phải do ung thư mà chết do suy kiệt cơ thể vì kiêng kem.

    Chuyên gia này còn cho biết, trong quá trình điều trị một số bệnh có quy định chế độ riêng tránh ảnh hưởng quá trình điều trị, ví như viêm cầu thận kiêng ăn mặn tránh giữ nước, phù tim; hay bệnh tiểu đường không ăn nhiều đường; bệnh suy gan… số bệnh phải có chế độ ăn kiêng ít. Những bệnh nhân ung thư chỉ phải ăn kiêng khi có các bệnh lý trên kèm theo.

    Cũng tại buổi hội thảo, TS.BS Đoàn Lực, Trưởng khoa Chống Đau, Bệnh viện K Trung ương trao đổi về “Thực trạng Ung thư tại Việt Nam và những phương pháp mới trong chăm sóc giảm nhẹ cho bệnh nhân tại bệnh viện K Trung ương”. Phân tích thực trạng ung thư tại Việt Nam, Tiến sĩ Đoàn Lực cho biết bệnh nhân ung thư đang phải đối diện với nỗi đau cả về thể xác lẫn tinh thần và việc chăm sóc giảm nhẹ có vai trò quan trọng trong quá trình điều trị bệnh.

    Tuy nhiên thực tế ở nước ta hiện nay, chuyên ngành này còn rất trẻ và đang thiếu nhân lực: “Khó khăn nhất chính là sự hiểu biết về chuyên ngành của chính những đồng nghiệp và cộng đồng về lĩnh vực này. Tôi tin rằng rất nhiều người không biết, nên trong quá trình điều trị mặc dù họ rất mong muốn nhưng lại không có địa chỉ để tìm đến. Và đó cũng là sự thiệt thòi của người bệnh”.

    Đặc biệt trong buổi tọa đàm, các chuyên gia ung bướu thẳng thắn chỉ ra những quan điểm sai lầm trong điều trị ung thư tại Việt Nam như ung thư là “án tử”, ung thư có thể lây nhiễm, “bỏ đói tế bào ung thư” dẫn tới suy kiệt hay những trào lưu uống lá, cúng bái…khiến người bệnh không chỉ “tiền mất tật mang” mà còn dẫn tới những hậu quả khôn lường, thậm chí cả tử vong.

    TS.BS Phạm Thị Việt Hương, khoa Nhi, BV K cơ sở 3 lên án mạnh mẽ về việc kỳ thị, xa lánh bệnh nhân ung thư, chị cho rằng việc “Kỳ thị ung thư là một tội ác” vì ung thư hoàn toàn không lây nhiễm, đồng thời kêu gọi cộng đồng chia sẻ, quan tâm hơn nữa đến nhóm bệnh nhân này.

    BS Phạm Thị Việt Hương, Khoa Nhi, Bệnh viện K kể trong quá trình điều trị cho bệnh nhân, BS Hương gặp một trường hợp có bệnh nhân mắc ung thư thường xuyên bị mẹ chồng xúc phạm là đồ ung thư, làm khổ con bà, tiêu tốn tiền của của gia đình bà dù sau quá trình điều trị bệnh nhân đã khỏe mạnh và có đi làm việc trở lại.

    Bệnh nhân ung thư được chăm sóc bởi cộng đồng

    Theo BS Hương, trên thực tế với sự phát triển của khoa học kỹ thuật trong điều trị bệnh ung thư trên thế giới và riêng tại Việt Nam nên một số loại ung thư đã được chữa khỏi. Tuy nhiên hiện nay vẫn có quá nhiều quan điểm sai lầm của bệnh nhân ung thư, nhất là có nhiều người bệnh dù mới chỉ mắc ung thư giai đoạn sớm nhưng đã tuyệt vọng, đã coi như mình mắc “án tử” hoàn toàn nên đã không tiếp cận các phương pháp điều trị mà bác sĩ tư vấn.

    Chị Trần Thị Cẩm Bào - bệnh nhân đã có 4 năm chiến đấu với căn bệnh ung thư vú cũng chia sẻ những kinh nghiệm về chặng đường chiến đấu với bạo bệnh, những điểm tựa tinh thần; đặc biệt là bí quyết sống khỏe “4 chữ T” và nhìn ung thư bằng con mắt mỹ học. Chị cho biết: “Tôi luôn giữ tinh thần lạc quan, yêu đời, dũng cảm và áp dụng bí quyết sống khỏe 4T: Là Tinh thần, Thể thao, Thuốc và Thảo dược. Tôi luôn tuân thủ theo phác đồ điều trị của các y bác sỹ, kết hợp sử dụng CumarGold Kare, một sản phẩm có nguồn gốc thảo dược để nâng cao thể trạng, giảm độc tính hóa trị, xạ trị bởi đây là một sản phẩm của các nhà khoa học, an toàn và hiệu quả cao”.

    Sự kiện trên do Hội Nội khoa Việt Nam phối hợp cùng Bệnh viện K Trung Ương tổ chức, với sự đồng hành của nhãn hàng CumarGold Kare thuộc Công ty CP Dược Mỹ phẩm CVI.  

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/bo-doi-te-bao-ung-thu-giao-su-hang-dau-tu-van-the-nao-a191637.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan