+Aa-
    Zalo

    Bộ Công an thông tin việc đề xuất thay đổi phân hạng giấy phép lái xe

    (ĐS&PL) - Dự thảo Luật Trật tự, an toàn giao thông (ATGT) đường bộ do Bộ Công an chủ trì soạn thảo có nhiều điểm mới cần lưu ý. Trong đó có việc đề xuất phân hạng Giấy phép lái xe mới, đồng thời quy định rõ trình tự, thủ tục đổi, cấp lại bằng lái xe là vấn đề được rất nhiều người dân quan tâm.

    Báo An ninh Thủ đô đưa tin, theo Điều 39 dự thảo Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ, Giấy phép lái xe sẽ được phân hạng lại như sau:

    Hạng A2 cấp cho người lái xe mô tô hai bánh có dung tích xi-lanh từ 50 cm3 đến 175 cm3 hoặc có động cơ có công suất định mức tương đương;

    Hạng A cấp cho người lái xe mô tô hai bánh có dung tích xi-lanh từ 175 cm3 trở lên hoặc động cơ có công suất định mức tương đương và các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng A2; Hạng A3 cấp cho người lái xe mô tô ba bánh và các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng A2;

    Hạng B cấp cho người lái xe ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi (kể cả chỗ của người lái xe); xe ô tô tải (kể cả ô tô tải chuyên dùng), máy kéo có khối lượng hàng chuyên chở theo thiết kế không vượt quá 3.500 kg; các loại xe ô tô quy định cho giấy phép lái xe hạng B có gắn kèm rơ mooc với khối lượng toàn bộ thiết kế của rơ mooc không vượt quá 750 kg; các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B2;

    bo cong an thong tin viec de xuat thay doi phan hang giay phep lai xe
    Bộ Công an thông tin việc đề xuất thay đổi phân hạng giấy phép lái xe. Ảnh minh họa.

    Hạng C1 cấp cho người lái xe ô tô tải (kể cả ô tô tải chuyên dùng, ô tô chuyên dùng), máy kéo có khối lượng hàng chuyên chở theo thiết kế trên 3.500 đến 7.500 kg; các loại xe ô tô tải quy định cho giấy phép lái xe hạng C1 có gắn kèm rơ mooc với khối lượng toàn bộ thiết kế của rơ mooc không vượt quá 750 kg; các loại xe quy định cho giấy phép lái xe các hạng B;

    Hạng C cấp cho người lái xe ô tô tải (kể cả ô tô tải chuyên dùng, ô tô chuyên dùng), máy kéo có khối lượng hàng chuyên chở theo thiết kế trên 7.500 kg; các loại xe ô tô tải quy định cho giấy phép lái xe hạng C có gắn kèm rơ moóc với khối lượng toàn bộ thiết kế của rơ moóc không vượt quá 750kg; các loại xe quy định cho giấy phép lái xe các hạng B, C1;

    Hạng D2 cấp cho người lái xe ô tô chở người (kể cả ô tô buýt) từ 10 đến 30 chỗ; các loại xe ô tô chở người quy định cho giấy phép lái xe hạng D2 có gắn kèm rơ moóc với khối lượng toàn bộ thiết kế của rơ moóc không vượt quá 750kg; các loại xe quy định cho giấy phép lái xe các hạng B, C1, C;

    Hạng D cấp cho người lái xe ô tô chở người (kể cả ô tô buýt) trên 30 chỗ; xe ô tô chở người giường nằm; các loại xe ô tô chở người quy định cho giấy phép lái xe hạng D có gắn kèm rơ moóc với khối lượng toàn bộ thiết kế của rơ moóc không vượt quá 750kg; các loại xe quy định cho giấy phép lái xe các hạng B, C1, C, D2…

    Đối với người khuyết tật điều khiển xe mô tô ba bánh dùng cho người khuyết tật được cấp giấy phép lái xe hạng A2. Người khuyết tật điều khiển xe ô tô có cơ cấu điều khiển phù hợp với tình trạng khuyết tật được cấp giấy phép lái xe hạng B.

    Như vậy, so với quy định hiện hành tại Luật Giao thông đường bộ 2008, tại dự thảo Luật mới sẽ không còn bằng lái xe các hạng A1, A4, B1, B2, E, FB2, FD, FE, FC.

    Theo báo Công an Nhân dân, Thượng tá Tạ Thị Hồng Minh, Phó trưởng Phòng Hướng dẫn, tuyên truyền và điều tra, giải quyết tai nạn giao thông, Cục Cảnh sát giao thông, Bộ Công an cho hay, các hạng GPLX này về nội hàm vẫn như Luật Giao thông đường bộ 2008 chỉ thay đổi tên gọi để phù hợp với Công ước Viên năm 1968 mà Việt Nam đã tham gia kí kết. Như hạng A cấp cho người lái xe mô tô hai bánh có dung tích xi-lanh từ 175cm3 trở lên hoặc động cơ có công suất định mức tương đương và các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng A2 như hiện nay.

    Hay hạng B cấp cho người lái xe ôtô chở người đến 9 chỗ ngồi (kể cả chỗ của người lái xe); xe ôtô tải (kể cả ôtô tải chuyên dùng), máy kéo có khối lượng hàng chuyên chở theo thiết kế không vượt quá 3.500kg; các loại xe ôtô quy định cho giấy phép lái xe hạng B có gắn kèm rơ mooc với khối lượng toàn bộ thiết kế của rơ mooc không vượt quá 750 kg; các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B2… như hiện nay.

    Đề xuất thay đổi này để bảo đảm tính tương thích với các Điều ước quốc tế có liên quan mà Việt Nam là thành viên, cơ quan soạn thảo đã rà soát, nội luật hóa quy định trong Công ước Viên năm 1968 về giao thông đường bộ (mục đích là tạo thuận lợi cho giao thông đường bộ quốc tế và tăng cường an toàn giao thông đường bộ bằng cách thiết lập các quy tắc giao thông tiêu chuẩn giữa các bên tham gia công ước).

    Vì Việt Nam đã hội nhập sâu với thế giới nên đề xuất thay đổi để phù hợp với các hoạt động giao lưu thương mại, học tập… Do đó, người dân Việt Nam và nước ngoài sẽ được tạo thuận lợi trong việc sử dụng GPLX tham gia giao thông trên lãnh thổ Việt Nam và quốc tế, báo Công an nhân dân đưa tin. 

    Bảo An(T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/bo-cong-an-thong-tin-viec-de-xuat-thay-doi-phan-hang-giay-phep-lai-xe-a583875.html
    Đề xuất kiểm tra khí thải định kỳ với mô tô, xe gắn máy: Chi phí khoảng 35.000 đồng/lần/năm

    Đề xuất kiểm tra khí thải định kỳ với mô tô, xe gắn máy: Chi phí khoảng 35.000 đồng/lần/năm

    Bộ GTVT đang lấy ý kiến của các bộ, ngành về dự án Luật Đường bộ (được tách ra từ Luật Giao thông đường bộ năm 2008). Điểm đáng chú ý của dự luật là việc cơ quan soạn thảo đề xuất bổ sung quy định mô tô, xe máy tham gia giao thông phải được kiểm tra định kỳ về phát thải khí thải theo quy định.

    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan
    Đề xuất kiểm tra khí thải định kỳ với mô tô, xe gắn máy: Chi phí khoảng 35.000 đồng/lần/năm

    Đề xuất kiểm tra khí thải định kỳ với mô tô, xe gắn máy: Chi phí khoảng 35.000 đồng/lần/năm

    Bộ GTVT đang lấy ý kiến của các bộ, ngành về dự án Luật Đường bộ (được tách ra từ Luật Giao thông đường bộ năm 2008). Điểm đáng chú ý của dự luật là việc cơ quan soạn thảo đề xuất bổ sung quy định mô tô, xe máy tham gia giao thông phải được kiểm tra định kỳ về phát thải khí thải theo quy định.