+Aa-
    Zalo

    BLHS (sửa đổi), chuyển phạt tiền thành phạt tù: Nặng hay nhẹ?

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL) - “Bây giờ, chúng ta đặt ra câu hỏi việc chuyển phạt tiền thành án phạt tù thì nó nặng hơn hay nhẹ hơn. Bản chất vấn đề là nó nhẹ hơn,

    (ĐSPL) - “Bây giờ, chúng ta đặt ra câu hỏi việc chuyển phạt tiền thành án phạt tù thì nó nặng hơn hay nhẹ hơn? Bản chất vấn đề là nó nhẹ hơn, bởi ban đầu điều luật chỉ yêu cầu nộp tiền, tuy nhiên, sau một thời gian theo quy định mà không nộp tiền thì phải có một biện pháp để đảm bảo tính nghiêm minh trong pháp luật, đó là chuyển từ hình phạt tiền thành hình phạt tù” - Bà Nguyễn Thị Kim Thoa, Vụ trưởng Vụ pháp luật Hình sự - Hành chính cho hay.
    Dự thảo Bộ luật Hình sự có 427 điều, trong đó giữ nguyên 17 điều, bổ sung 47 điều, sửa đổi 361 điều và bãi bỏ 7 điều so với văn bản hiện hành. Với dự thảo này, các chuyên gia pháp lý nhận định, đã xuất hiện khá nhiều nội dung mới, đặc biệt là việc chuyển hình phạt tiền hoặc cải tạo không giam giữ thành tù giam.
    Nội dung dự thảo chuyển hình phạt tiền hoặc cải tạo không giam giữ thành hình phạt tù đã nhanh chóng tạo ra nhiều luồng ý kiến trong dư luận, người tán thành, người phản đối. Người thì nói cần "chuyển" để răn đe, ý kiến khác lại cho rằng, phải thận trọng bởi có thể làm thay đổi bản chất tội phạm.

    Bà Nguyễn Thị Kim Thoa, Vụ trưởng Vụ pháp luật Hình sự - Hành chính

    Liên quan tới vấn đề này,  tại buổi họp báo Công tác tư pháp quý II năm 2015, Bà Nguyễn Thị Kim Thoa, Vụ trưởng Vụ pháp luật Hình sự - Hành chính cho hay:
    “Qua tổng kết bộ luật Hình sự thì hơn 80\% các vụ án hình sự áp dụng hình thức phạt tù. Về cơ bản, người đi tù khi mãn hạn trở về sẽ mất rất nhiều thứ… Từ chuyện đó, chúng ta đặt ra vấn đề là tại sao Bộ luật Hình sự quy định nhiều chế tài vậy mà chỉ áp dụng hình thức phạt tù?”.
    “Tham khảo kinh nghiệm của nhiều quốc gia trên thế giới như Đức, Pháp, Nhật, Úc… Tại Đức, với hình phạt tiền có quy định trong thời gian nhất định mà không nộp tiền thì sẽ chuyển thành hình phạt tù. Việc chuyển được tính theo ngày công lao động” - Vụ trưởng Vụ pháp luật Hình sự - Hành chính cho biết.  
    Bà Nguyễn Thị Kim Thoa cho biết thêm: “Với chúng ta, bản thân Nghị quyết 49 đã nêu rõ: Giảm hình phạt tù, tăng hình phạt tiền và các hình thức khác. Vì qua tổng kết và nghiên cứu, việc sử dụng hình thức phạt tù theo hướng vận dụng nhiều là quá hà khắc. Tuy nhiên việc giảm hình phạt tù, tăng hình phạt tiền và các hình thức khác thì phải có tính khả thi đi cùng”.
    “Qua tổng kết, những mức án liên quan tới việc phạt tiền nhưng cuối cùng người ta không thực hiện được. Từ đó họ sẽ bị cấu thành tội không thi hành án. Người ta đã không có tiền mà thêm tội không thi hành án nữa thì họ phải chịu hai cái tội”.
    “Bây giờ, chúng ta đặt ra câu hỏi việc chuyển phạt tiền thành án phạt tù thì nó nặng hơn hay nhẹ hơn. Bản chất vấn đề là nó nhẹ hơn, bởi ban đầu, điều luật chỉ yêu cầu nộp tiền, tuy nhiên sau một thời gian theo quy định mà không nộp tiền thì phải có một biện pháp để đảm bảo tính nghiêm minh trong pháp luật, đó là chuyển từ hình phạt tiền thành hình phạt tù”.
    “Chúng ta nghiên cứu sâu, thì việc chuyển hình phạt tiền thành hình phạt tù là rất mới mẻ, thời gian chia sẻ thông tin còn ngắn, cho nên chúng ta có những quan điểm khác nhau là đương nhiên. Và trong 8 vấn đề thì vấn đề này là rất quan trọng, chúng ta đưa vào hai lập luận, lập luận đồng ý là gì và lập luận không đồng ý là gì? Đồng thời, cũng nói rõ lập luận đồng ý với cách thức như thế nào? Tất cả các bộ luật trước tiên phải đảm bảo quyền con người và quyền công dân.” -  Vụ trưởng Vụ pháp luật Hình sự - Hành chính nhấn mạnh.
    XUÂN TÙNG
     [mecloud]JuDx88rvMm[/mecloud]
    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/blhs-sua-doi-chuyen-phat-tien-thanh-phat-tu-nang-hay-nhe-a102316.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.