+Aa-
    Zalo

    Bình Nhưỡng sôi sục vì Bắc Kinh lẩn tránh khi bị hỏi thẳng chuyện đưa quân giúp Triều Tiên

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Thái độ của Bắc Kinh đối với Hiệp ước tương trợ và hợp tác hữu nghị Trung-Triều lý giải phản ứng gay gắt từ nhà nước Triều Tiên hồi tuần qua.

    Thái độ của Bắc Kinh đối với Hiệp ước tương trợ và hợp tác hữu nghị Trung-Triều lý giải phản ứng gay gắt từ nhà nước Triều Tiên hồi tuần qua.

    Ngày 2/5, trả lời về việc Bắc Kinh có tuân thủ quy định của Hiệp ước trong trường hợp Triều Tiên bị tấn công, và liệu hai nước có tái ký Hiệp ước vào năm 2021, phát ngôn viên Bộ ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng nói:

    "Trung Quốc và Triều Tiên là láng giềng, hai nước có truyền thống hữu nghị. Tôn chỉ của Hiệp ước được đề cập là thúc đẩy hợp tác hữu nghị giữa Trung-Triều trong mọi lĩnh vực, gìn giữ hòa bình và an ninh khu vực.

    (Ảnh minh họa: Daily Star)

    Hiện nay tình hình bán đảo phức tạp và nhạy cảm, chúng tôi kêu gọi các bên bình tĩnh và kiềm chế, không có hành động khiêu khích lẫn nhau, làm leo thang căng thẳng."

    Thái độ "nước đôi" của Trung Quốc trước câu hỏi trực tiếp được cho là đã khiến Bình Nhưỡng nổi giận.

    Một ngày sau phát biểu của ông Cảnh Sảng, hãng thông tấn trung ương Triều Tiên KCNA ngày 3/5 có bài bình luận chỉ trích đích danh Trung Quốc - một động thái rất hiếm thấy, cho rằng Bắc Kinh nên biết ơn vì đã được Triều Tiên "che chắn, đồng thời cảnh báo "hậu quả nghiêm trọng" nếu nước này tiếp tục thách thức sự kiên nhẫn của Bình Nhưỡng.

    KCNA viết rằng Trung Quốc đã vượt qua "giới hạn đỏ" trong quan hệ song phương khi thúc đẩy các biện pháp cứng rắn hơn nhằm kiềm chế, ép Triều Tiên từ bỏ chương trình hạt nhân. Hãng tin Triều Tiên nhấn mạnh Bình Nhưỡng "không bao giờ xin xỏ tình hữu nghị" với Bắc Kinh.

    Hiệp ước Trung-Triều được ký lần đầu giữa chính phủ hai nước vào năm 1961, sau đó được tái ký hai lần vào các năm 1981 và 2001.

    Điều 2 của Hiệp ước quy định rõ, "song phương sẽ cùng áp dụng mọi biện pháp cần thiết để ngăn chặn hành động xâm lược chống lại bất kỳ bên nào, bởi bất kỳ quốc gia nào".

    Hiệp ước cũng nhấn mạnh "trong trường hợp một trong hai nước trở thành mục tiêu của một cuộc tấn công vũ trang do một hoặc nhiều nước tiến hành, và rơi vào tình trạng chiến tranh, thì nước còn lại sẽ lập tức viện trợ về quân sự và các hình thức khác, bằng mọi biện pháp có thể".

    Tờ Thời báo Hoàn Cầu (Trung Quốc) bình luận, cho đến nay Hiệp ước Trung-Triều đã đóng vai trò không thể thay thế trong cục diện bán đảo, như một "vùng đệm" để buộc Mỹ và Hàn Quốc hạ nhiệt mục đích của mình là "độc chiếm" lộ trình thống nhất hai miền bán đảo, cũng như triển khai các kế hoạch tấn công quân sự Triều Tiên.

    Kể từ lần cuối Hiệp ước được tái ký, mâu thuẫn giữa Bắc Kinh và Bình Nhưỡng liên quan đến chương trình hạt nhân Triều Tiên đã trở nên sâu sắc. Ngày càng nhiều cuộc tranh luận nổ ra rằng liệu thỏa thuận hợp tác này đã đến lúc "hết thời"?

    Theo Hoàn Cầu, Triều Tiên nên trân trọng thỏa thuận song phương và xem đây là nền tảng cho an ninh quốc gia của mình, hơn là theo đuổi phát triển vũ khí hạt nhân như một sự bảo đảm về an ninh.

    "Điều này cũng xâm phạm an ninh quốc gia của Trung Quốc, và vi phạm các nguyên tắc trong Hiệp ước," tờ báo viết.

    Hoàn Cầu cho rằng, việc Bình Nhưỡng kiên quyết không từ bỏ vũ khí hạt nhân và tiến hành các vụ thử tên lửa đã vi phạm các nghị quyết của Hội đồng bảo an LHQ, làm gia tăng rủi ro xung đột với Mỹ. Tình hình hiện nay đã thay đổi nhiều so với năm 2001, và tương lai của Hiệp ước vẫn đang bị đặt dấu hỏi.

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/binh-nhuong-soi-suc-vi-bac-kinh-lan-tranh-khi-bi-hoi-thang-chuyen-dua-quan-giup-trieu-tien-a189366.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan