+Aa-
    Zalo

    Biết trước Võ Tắc Thiên sẽ đoạt ngôi, vì sao vua Đường Thái Tông không diệt trừ từ sớm?

    (ĐS&PL) - Từ sớm đã biết mỹ nữ họ Võ là "mầm tai họa", nhưng vua Lý Thế Dân vẫn để Võ Mỵ Nương sống an nhàn trong hậu cung của mình vốn là có lý do.

    Vua Lý Thế Dân (Hoàng Thái Tông) là Hoàng đế vĩ đại nhất trong các bậc đế vương cổ đại. Khi còn tại vị, ông từ sớm đã tiên liệu được giang sơn nhà Đường có thể "đứt gánh giữa đường" vì một người phụ nữ họ Võ.

    Tuy nhiên, vị vua ấy vẫn không hề ra tay diệt trừ Võ Mỵ Nương, thậm chí còn cho nàng lưu lại hậu cung của mình. Quả nhiên sau này, Võ Tắc Thiên soán ngôi nhà Đường, lập ra nhà Đại Chu.

    Vậy đâu là lý do khiến Lý Thế Dân không dám động tới cái "mầm tai họa" là Võ Tắc Thiên?

    khong co con voi hoang de ly the dan nhung vo tac thien van duoc sung ai dspl
    Phải chăng sự dè chưng của Đường Thái Tông đối với mỹ nữ họ Võ bắt nguồn từ một lời tiên tri? Ảnh minh họa

    Dân gian tương truyền rằng Võ Tắc Thiên có thể trở thành đế vương là do được hưởng vận khí của mảnh đất Lợi Châu. Nói đến Lợi Châu đây quả là nơi bảo địa hiếm có. Nằm ở thượng du sông Gia Lăng, thuộc phần “bụng” của Tây Nam Trung Quốc, là nơi cửa ngõ ra vào trọng yếu của Tứ Xuyên, vốn có tên gọi là “xuyên bắc môn hộ” và “ba thục kim tam giác”.

    Chính Lý Thuần Phong - vị thầy tướng số, phong thủy nổi tiếng lúc bấy giờ đã can ngăn vua Lý Thế Dân diệt trừ Võ Mỵ Nương.

    Giai thoại kể lại rằng, năm ấy Đường Thái Tông đã lớn tuổi, bên ngoài cung bắt đầu lưu truyền lời tiên đoán nói rằng: "Sau ba đời nhà Đường có người phụ nữ họ Võ kế ngôi vương vị". Lo lắng trước thiên mệnh, Đường Thái Tông bèn triệu gấp Lý Thuần Phong vào triều.

    Lý Thuần Phong đoán trước được cơ sự, ngay khi giáp mặt hoàng đế bèn nói: "Thần có xem thiên tượng, phát hiện có 'thái bạch kinh thiên', đó là điềm báo có một nữ chủ sẽ nổi dậy. Trước đó, thần có tính toán một hồi, phát hiện người phụ nữ này đã xuất hiện trong cung của bệ hạ, là gia quyến của người. Không tới 30 năm sau, người này sẽ thay thế bệ hạ, thống lĩnh giang sơn của người, mà còn tàn sát con cháu hoàng thất nhà Lý Đường".

    Lý Thế Dân nghe xong càng thêm lo lắng: "Vậy trẫm nên làm thế nào? Nếu tiên tri và thiên tượng đã trùng khớp như vậy, tốt hơn hết là thà giết nhầm 3000 còn hơn để 1 người lọt lưới. Trẫm tốt nhất nên "dọn dẹp" hậu cung, phàm là người họ Võ hoặc kẻ có dính dáng tới họ Võ đều nên diệt trừ".

    Nghe vậy, Lý Thuần Phong lắc đầu: "Bệ hạ làm như vậy cũng không ổn. Có câu vương sẽ không chết, ông trời nếu đã muốn phái xuống một người như vậy thì ắt sẽ bảo vệ cô ta. Chỉ e rằng bệ hạ muốn giết cũng không được, hơn nữa còn làm hại nhiều người vô tội, trời cao sẽ trách tội. Hơn nữa, dù bệ hạ có giết được người đó, ý trời cũng không đổi, sẽ lại có một người như vậy xuất hiện.

    Như thần đã xem, thì hiện tại người này đã ở trong cung của bệ hạ, là gia quyến của bệ hạ, đã là một người trưởng thành. 30 năm sau, cô ta sẽ trở thành một người già. Mà người già thì trái tim càng nhân từ, có thể nương tay với con cháu của bệ hạ.

    Nếu bây giờ đem giết đi, thì sau này trời cao lại phái xuống một người khác. 30 năm sau người đó vẫn còn trẻ tuổi, lòng dạ ác độc, chỉ e đối với hậu duệ họ Lý sẽ thẳng tay hạ thủ mà chẳng lưu tình. Cho nên bệ hạ tốt nhất đừng giết".

    con nguoi that cua nu hoang de duy nhat trung quoc vo tac thien1
    Hình ảnh Võ Mị Nương trên phim.

    Đường Thái Tông thấy Lý Thuần Phong nói quả thực có lý, liền quyết định thuận theo ý trời, nương tay với Võ Tắc Thiên. Nếu giai thoại này là sự thực, thì chính lời tiên tri của Lý Thuần Phong đã cứu Võ Tắc Thiên một mạng.

    Khi sắp rời khỏi trần thế, Lý Thế Dân đã hỏi Võ Tắc Thiên: "Trẫm chết đi rồi, nàng sẽ làm thế nào?". Nghe xong câu hỏi này, Võ Tắc Thiên bình tĩnh đáp: "Thanh đăng cổ phật, liễu thử nhất sinh" nghĩa là nếu Lý Thế Dân chết đi thì Võ Tắc Thiên sẽ đi xuất gia chứ không sống đơn độc. Nghe Võ Tắc Thiên nói vậy, Lý Thế Dân cũng cảm thấy an lòng.

    Năm Trinh Quán thứ 23, Thái Tông băng hà. Võ Tắc Thiên theo quy định của hậu cung, buộc phải cùng những phi tử không con khác cắt tóc đi tu.

    Sau khi lên ngôi, Cao Tông Lý Trị đón nàng về cung, sắc phong làm Chiêu nghi, sau thăng tới Thần phi và cuối cùng trở thành Vương hậu.

    Năm 683, Đường Cao Tông băng hà. Võ Tắc Thiên lần lượt đưa hai con trai của mình lên ngôi hoàng đế nhưng hai vị vua này rút cục đều không vừa lòng bà.

    Võ Tắc Thiên nhanh chóng tìm cách phế truất Trung Tông và giam lỏng Duệ Tông, để tự mình thiết triều với danh nghĩa Thái hậu.

    Sau này, khi được các quan trong triều và hơn 6 vạn người dân đồng ý, Võ Tắc Thiên mới chấp nhận trở thành Hoàng đế, lập ra nhà Võ Chu.

    Từ ngày làm Hoàng đế, bà càng độc ác hơn, ai dám ngáng đường bà đồng nghĩa với việc chọn cái chết, kể cả ruột thịt thân tình máu mủ.

    Năm 705, Võ Tắc Thiên bệnh nặng và qua đời ở tuổi 82, với tôn hiệu Tắc Thiên Đại Thánh Hoàng Đế kết thúc cuộc đời của một nữ nhân lắm tài nhiều tội bậc nhất Trung Hoa.

    Mộc Miên(T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/biet-truoc-vo-tac-thien-se-doat-ngoi-vi-sao-vua-duong-thai-tong-khong-diet-tru-tu-som-a566640.html
    Tình trường đầy sóng gió của Võ Tắc Thiên

    Tình trường đầy sóng gió của Võ Tắc Thiên

    Là nữ hoàng duy nhất trong lịch sử Trung Quốc lập ra triều đại của riêng mình , Võ Tắc Thiên tạo nên trang lịch sử “vô tiền khoáng hậu”, cũng như những câu chuyện xung quanh cuộc đời bà.

    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan
    Tình trường đầy sóng gió của Võ Tắc Thiên

    Tình trường đầy sóng gió của Võ Tắc Thiên

    Là nữ hoàng duy nhất trong lịch sử Trung Quốc lập ra triều đại của riêng mình , Võ Tắc Thiên tạo nên trang lịch sử “vô tiền khoáng hậu”, cũng như những câu chuyện xung quanh cuộc đời bà.