Bài toán cộng trừ đơn giản này làm khó rất nhiều học sinh do không thể tìm ra được quy luật chung của các phép tính.
Gọi 3 số hạng lần lượt là A, B, C. Quy luật của mỗi phép tính là:
A + B + C = (A x B)(A x C)[(A x B) + (A x C) - B]
Ví dụ: 5 + 3 + 2
A x B = 5 x 3 = 15
A x C = 5 x 2 = 10
(A x B) + (A x C) - B = 15 + 10 - 3 = 22
Vậy đáp án của phép tính là 151022.
Tương tự với phép tính: 7 + 2 + 5
A x B = 7 x 2 = 14
A x C = 7 x 5 = 35
(A x B) + (A x C) - B = 14 + 35 - 2 = 47
Vậy đáp án của phép tính này là 143547.
Trước đó, một câu đố dành cho học sinh lớp ba tại Việt Nam khiến nhiều người “choáng".
Cụ thể, câu đố là điền các số từ 1 - 9 (không trùng lặp) vào ô trống trên bảng tính hình rắn phía trên.
Bài toán này có 362.880 khả năng điền số, nhưng chỉ một vài đáp án đúng.
Để đơn giản hoá đề bài, hãy đặt nó về dạng phương trình với a, b, c, d, e, f, g, h và i là các vị trí điền số. Chúng ta sẽ có:
a + (13b/c) + d + 12e – f – 11 + (gh/i) – 10 = 66
Có thể rút gọn lại thành:
a + (13b/c) + d + 12e – f +(gh/i) = 66 + 11 + 10 = 87
Hoặc:
a + d – f + (13b/c) + 12e +(gh/i) = 87
Từ đây, chúng ta có thể xác định b/c và gh/i sẽ là số nguyên và 13b/c không được quá lớn.
Có rất nhiều cách điền để ra đáp án đúng, the trang The Guardian, có đến hơn 100 cách điền chính xác. Dưới đây là một trong những cách đó được một người có biệt danh Brollachain chia sẻ:
Để cụm 13b/c là con số nhỏ nhất, hãy để b = 2 và c =1. Chúng ta sẽ có:
a + d – f + 26 + 12e +(gh/i) = 87
Hoặc:
a + d – f + 12e +(gh/i) = 61
Như vậy, ta còn lại các số từ 3-9, trong đó, có 3, 5 và 7 là số nguyên tố, bạn cần điền chúng trước để tránh là rối phương trình.
Hãy để a = 3, d = 5 và f = 7.
Như vậy, ta sẽ có:
3 + 5 – 7 + 12e +(gh/i) = 61
Hay:
12e +(gh/i) = 60
Những số còn lại là 4, 6, 8, 9.
Hãy thay thế qua lại, bạn sẽ nhận được cách điền hợp lý nhất là e = 4, g = 9, h = 8, i = 6
48 + (72/6) = 48 +12 = 60
Vũ Đậu (T/h)