+Aa-
    Zalo

    Biển Đông: Trung Quốc lùi để tạo bước tiến căng thẳng hơn?

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL) - Chuẩn đô đốc Lê Kế Lâm – nguyên Giám đốc Học viện Hải Quân đưa ra nhận định như trên khi trao đổi với phóng viên báo Đời sống và Pháp luật trước việc Trung Quốc bất ngờ muốn đàm phán soạn thảo “Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông – COC”.

    (ĐSPL) - Chuẩn đô đốc Lê Kế Lâm – nguyên Giám đốc Học viện Hải Quân đưa ra nhận định như trên khi trao đổi với phóng viên báo Đời sống và Pháp luật trước việc Trung Quốc bất ngờ muốn đàm phán soạn thảo “Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông – COC”.

    Chuẩn đô đốc Lê Kế Lâm: Hãy xem Trung Quốc làm, đừng nghe TQ nói
    Chuẩn đô đốc Lê Kế Lâm.

    Có ý kiến cho rằng sau khi Trung Quốc rút giàn khoan trái phép thì đây là khoảng thời gian mà Biển Đông được “lặng sóng”. Quan điểm của ông như thế nào, thưa Chuẩn đô đốc?

    Nói rằng tạm lặng sóng thì đúng hơn. Trung Quốc thì luôn có một chiến lược đối với các nước xung quanh. Họ lúc chùng lúc căng. Chùng để thử thái độ của các nước như thế nào, còn có khi họ lại tiếp tục tạo những áp lực mới để đạt được mục tiêu cuối cùng của họ.

    Đối với Biển Đông, mục tiêu cuối cùng của Trung Quốc là phải thống trị vùng biển này.

    Mới đây, Trung Quốc bất ngờ tuyên bố muốn đàm phán soạn thảo “Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông - COC”. Đặc biệt, việc này lại diễn ra sau một loạt các vi phạm của Trung Quốc khi ngoan cố kéo giàn khoan vào vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam. Ông đánh giá thế nào về động thái này của Trung Quốc?

    Động thái này của Trung Quốc chỉ là một hình thức xoa dịu mà thôi. Họ đang muốn xoa dịu sự đấu tranh của Việt Nam, đấu tranh của Philippines, đấu tranh của thế giới.

    Trước thái độ cương quyết của Nhật, của Mỹ và một số nước khác trong việc ủng hộ Việt Nam, tất nhiên Trung Quốc phải tìm cách làm chùng tình hình xuống để tìm một cơ hội khác, tìm một cách đi khác tinh vi hơn.

    Theo đánh giá của tôi, năm 2015, chưa chắc đã ra được COC, bởi vì rõ ràng là Trung Quốc không muốn ký kết COC.

    Bây giờ là vì áp lực thế giới ép quá nên Trung Quốc mới cho rằng, tháng 10 tới đây tại Thái Lan, Trung Quốc sẽ tham gia tham vấn, còn nội dung như thế nào thì vẫn chưa được đưa ra.

    Giả sử, nếu ASEAN có đưa ra COC mà Trung Quốc không đồng ý thì cũng không thể ký kết được.

    Tướng Lê Kế Lâm: Hãy xem Trung Quốc làm, đừng nghe Trung Quốc nói

    Tàu Trung Quốc dùng vòi rồng tấn công tàu Việt Nam.

    Theo kinh nghiệm của ông, thì đằng sau chuyện Trung Quốc bất ngờ thay đổi thái độ là gì?

    Đây là bước trì hoãn để đối phó với cao trào đấu tranh của nhân dân Việt Nam, Philippines, của các nước trên thế giới, các nước ủng hộ chính nghĩa của Việt Nam như Mỹ, Singapore, Ấn Độ…

    Trung Quốc ở thế cô lập nên phải trì hoãn để tìm đường khác, tiến một cách mạnh mẽ hơn. Nói chung, đó chỉ là âm mưu của Trung Quốc, họ đang tìm cách lùi đi để tạo bước tiến căng thẳng hơn, giúp họ đạt được nhiều lợi thế hơn.

    Trước đây, Trung Quốc đã từng tham gia ký kết “Tuyên bố về ứng xử của các bên trên Biển Đông”, nhưng thực tế thời gian qua, nhất là trong thời điểm Trung Quốc hạ đặt giàn khoan trái phép trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, Trung Quốc đã bất chấp quy định của DOC. Ông có cho rằng, nếu ký kết COC, Trung Quốc sẽ lại tiếp tiếp tục vi phạm như thế hay không?

    COC thì có một điều khác hơn so với DOC. DOC chỉ là tuyên bố về cách ứng xử của các bên trên Biển Đông, còn COC là Bộ quy tắc ứng xử. Bộ Quy tắc ứng xử này có đưa ra những vấn đề nó cụ thể, thiết thực hơn.

    Ví dụ như không được thăm dò các bãi cạn, không được đưa người lên các bãi đá không người, không được biến những bãi đá không người thành các căn cứ quân sự, không được chiếm thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của các nước khác theo luật biển quốc tế. Vì có những quy định cụ thể như vậy nên bao lâu nay Trung Quốc vẫn cứ dùng dằng không muốn ký kết.

    COC quy định chặt chẽ hơn, có những điều khoản ràng buộc Trung Quốc nên Trung Quốc không muốn ký, bởi khi đã ký, nếu vi phạm, Trung Quốc sẽ bị thế giới vạch mặt.

    Như đối với DOC, nếu Trung Quốc vi phạm thì rất khó xử lý mà chỉ lên án họ thôi. Tuy nhiên, khi ký COC thì có thể dựa vào Công ước Luật biển LHQ năm 1982, Hiến chương LHQ, dựa vào tuyên bố của các nước trong ứng xử Biển Đông… để xử lý, nếu vi phạm thì có thể đưa ngay ra tòa án.

    Như đã biết, đề ra COC này đến nay đã là năm thứ 3 rồi, nhưng Trung Quốc cứ lờ đi, bảo sẽ tham khảo, tham vấn.

    Theo ông, trong hội nghị cấp cao ASEAN, chúng ta có nên tiếp tục mạnh mẽ lên án “đường lưỡi bò phi lý” của Trung Quốc hay không?

    Phải nhấn mạnh rằng, dù ở thời điểm nào, trong bất kỳ hoàn cảnh nào, chúng ta cũng phải luôn sẵn sàng, luôn chuẩn bị cơ sở lý luận về pháp lý để vạch rõ vi phạm của Trung Quốc, làm rõ sai phạm của họ đến đâu để mình lên án.

    Chúng ta chùng xuống lúc nào, chắc chắn Trung Quốc sẽ lấn tới lúc ấy.

    Xin trân trọng cảm ơn ông!

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/bien-dong-trung-quoc-lui-de-tao-buoc-tien-cang-thang-hon-a45756.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan