+Aa-
    Zalo

    Biển Đông trên bàn cờ thương mại quốc tế

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL) - Gần 50 \% hàng hóa trên thế giới và hơn 80 \% năng lượng nhập vào Trung Quốc phải đi qua Biển Đông …

    (ĐSPL) -Gần 50 \% hàng hóa trên thế giới và hơn 80 \% năng lượng nhập vào Trung Quốc phải đi qua Biển Đông
    Biển Đông trên bàn cờ thương mại quốc tế

    Hơn 80\% năng lượng nhập khẩu của Trung Quốc đi qua Biển Đông.

    Chính vì vậy mà Trung Quốc không chỉ muốn độc chiếm Biển Đông mà còn muốn kiểm soát cả Eo biển Malacca để bảo đảm các nguồn cung năng lượng.
    Biển Đông nằm trên tuyến huyết mạch nối liền Thái Bình Dương - Ấn Độ Dương, nối liên Châu Âu với Châu Á, Trung Đông với Châu Á. Nhiều tuyến vận tải đường biển quan trọng trên thế giới như tuyến Tây Âu, Bắc Mỹ qua Địa Trung Hải, kênh đào Suez, Trung Đông đến Ấn Độ, Đông Á đi qua kênh đào Panama đến bờ Đông Bắc Mỹ và Caribe hay Đông Á đi Australia, Tây Bắc Mỹ đến Đông Á và Đông Nam Á đều liên quan đến Biển Đông.
    Hiện tại hơn 90\% những sản phẩm lưu hành trên thế giới đều được chuyển từ nơi sản xuất tới tay người tiêu dùng bằng đường biển. Một báo cáo gần đây của Hội nghị Thương mại và Phát triển Liên Hợp Quốc (UNCTAD) cho biết trong năm 2010, gần một nửa tổng khối lượng chuyên chở hàng hóa toàn thế giới đã được vận chuyển qua Biển Đông.
    Biển Đông là một trong những nơi có các hoạt động giao thương “nhộn nhịp” nhất thế giới. Các quốc gia ven Biển Đông lại là những cột trụ thương mại toàn cầu. Đây cũng là nơi có những hải cảng quan trọng vào bậc nhất như cảng Singapore hay Hong Kong.
    Năm ngoái, 79 tỷ USD hàng xuất khẩu và 127 tỷ USD hàng nhập khẩu của Mỹ đi qua Biển Đông. Căng thẳng ở Biển Đông đang khiến nhiều nhà nghiên cứu lo ngại trong trường hợp xảy ra xung đột, tuyến đường huyết mạnh của các hoạt động giao thương quốc tế này bị gián đoạn. Bên cạnh những đe dọa về mặt chiến lược và quân sự, còn phải kể đến những hậu quả tai hại về tài chính đối toàn cầu. Trung Quốc sẽ là nạn nhân đầu tiên.
    Trả lời phỏng vấn của đài RFI, bà Valérie Niquet giám đốc đặc trách khu vực Châu Á thuộc Viện Nghiên Cứu Chiến lược của Pháp phân tích về tầm quan trọng của Biển Đông trên bàn cờ thương mại quốc tế:
    “Một phần lớn giao thương quốc tế phải đi qua Biển Đông đơn giản là vì các cường quốc thương mại của thế giới đều ở cả trong khu vực này. Tôi muốn nói tới Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc. Các luồng giao thương đó một phần lớn là để chuyển hàng xuất khẩu của Châu Á sang Châu Âu, tới các nước phương Tây, các nước Arập và kể cả Châu Phi”.
    “Ngược lại, nguyên và nhiên liệu của thế giới cũng phải đổ về Châu Á. Cần nhắc lại là hơn 80\% năng lượng mà Trung Quốc, Hàn Quốc hay Nhật Bản nhập khẩu bắt buộc phải đi qua Biển Đông. Trung Quốc, Nhật Bản hay Hàn Quốc đều là những nền kinh tế lấy xuất khẩu làm trụ cột. Rõ ràng Biển Đông là một mắt xích hết sức quan trọng của thương mại quốc tế. Như vậy trong trường hợp xảy ra xung đột, hậu quả tai hại nhất trước hết là tài chính, kinh tế”.
    “Tuy nhiên, các hoạt động mậu dịch toàn cầu sẽ không bị gián đoạn. May mắn thay là chúng ta có một vài tuyến đường khác, chẳng hạn như tuyến đi vòng qua Australia. Đương nhiên là lộ trình đó dài hơn và tốn kém hơn”.
    “Bên cạnh đó một hậu quả tai hại khác là về phương diện tâm lý trước những lo ngại xung đột diễn ra ở khu vực hiện nay đang phát triển nhất, đang có tỷ lệ tăng trưởng vững chắc nhất và lại là đầu tàu kinh tế của thế giới. Khi đó những tác hại kèm theo, tôi nghĩ là sẽ rất nghiêm trọng”.
    Biển Đông trên bàn cờ thương mại quốc tế

    Lượng dầu nhập khẩu của Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản đi qua Biển Đông.

    Bà Valérie Niquet cho rằng tuy Hải quân Trung Quốc vẫn còn thua kém Mỹ, nhưng điều đó không ngăn cản Trung Quốc uy hiếp các nước nhỏ lân cận như Philippines, Việt Nam.  Theo bà Niquet, ban lãnh đạo ở Bắc Kinh thừa biết rằng không một ai - kể cả Mỹ - muốn giao tranh với Trung Quốc để bảo vệ những hòn đảo không người ở Biển Đông. Bà nói: “Bắc Kinh không có phương tiện để qua mặt Hải quân Mỹ, kể cả ở khu vực Biển Đông. Tuy nhiên, Trung Quốc có khuynh hướng khiêu khích các nước trong vùng bởi vì (…) từ Mỹ đến, Philippines đến Việt Nam đều không muốn đối đầu với Trung Quốc, mặc dù ai cũng bực mình trước thái độ sách nhiễu và hống hách của Bắc Kinh ở Biển Đông hay ở Biển Hoa Đông”.
    Hải quân Trung Quốc là công cụ để Bắc Kinh hoàn thành ba mục tiêu: bảo đảm an toàn trên một tuyến đường có tới 90\% trao đổi mậu dịch của Trung Quốc đi qua, khai thác tài nguyên ngoài khơi và mở rộng địa bàn tới tận Thái Bình Dương. Đó là nguyên nhân mà Bắc Kinh đã phát triển chiến lược “hải quân nước xanh” (Blue Water Navy) đưa tàu chiến ra các đại dương chứ không còn luẩn quẩn với “hải quân vùng nước đục” (Brown Water Navy) như trước nữa. Theo như phân tích của nhà sử học Benoit Pouget, giảng dạy tại Đại học Aix en Provence, tham vọng làm chủ biển cả của Trung Quốc không dừng lại ở Biển Đông. Bắc Kinh đã nâng cấp hải quân để mở đường ra  Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương.
    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/bien-dong-tren-ban-co-thuong-mai-quoc-te-a53471.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan