+Aa-
    Zalo

    Biển báo dừng lại - Ý nghĩa và mức phạt vi phạm

    (ĐS&PL) - Khi gặp biển báo dừng lại, tất cả các phương tiện, bao gồm xe cơ giới và xe thô sơ, đều bắt buộc phải dừng lại hoàn toàn để quan sát.

    Biển báo giao thông là gì?

    Biển báo giao thông là hệ thống ký hiệu và biểu tượng dùng để cung cấp thông tin, hướng dẫn và cảnh báo trong quá trình tham gia giao thông đường bộ. Chúng được lắp đặt trên các bảng hoặc cột và bố trí ở những vị trí chiến lược trên đường nhằm giúp người lái xe, người đi bộ cùng các phương tiện khác nhận biết và tuân thủ luật lệ giao thông.

    Biển báo giao thông có nhiều loại với các mục đích khác nhau, bao gồm:

    Biển báo chỉ dẫn hướng đi: Cung cấp thông tin về địa điểm, hướng đi, thành phố và khoảng cách tới các địa điểm.

    Biển báo cấm: Thông báo các hành vi bị cấm, chẳng hạn như cấm đỗ xe, cấm rẽ trái/phải, cấm đi ngược chiều.

    Biển báo nguy hiểm: Cảnh báo về những tình huống nguy hiểm như cua gấp, đường trơn, đường xấu, dốc cao, đường hẹp,...

    Biển báo hiệu lệnh: Đưa ra chỉ thị cho người lái xe như tốc độ tối đa, rẽ trái/phải, đi thẳng,...

    Biển báo dừng lại

    Biển báo dừng lại

    Biển báo dừng lại có ý nghĩa gì?

    Theo Quy chuẩn 41:2019/BGTVT, biển báo dừng lại có hình lục giác đều, nền màu đỏ, viền và chữ "STOP" màu trắng. Đây là một loại biển báo hiệu lệnh đặc biệt, vì nó mang màu đỏ đặc trưng của biển báo cấm, nhưng lại có hình lục giác đều, khác biệt hoàn toàn với các biển báo giao thông khác.

    Biển báo này thường được đặt tại các góc đường hoặc điểm giao cắt, yêu cầu người tham gia giao thông dừng lại, quan sát, và chỉ tiếp tục di chuyển khi đường phía trước an toàn. Đồng thời, người điều khiển phương tiện phải tuân thủ nguyên tắc nhường đường khi cần.

    Theo Quy chuẩn 41:2019/BGTVT, biển báo dừng lại (R.122) có ý nghĩa yêu cầu tất cả các loại phương tiện, từ xe cơ giới đến xe thô sơ, phải dừng lại. Ngay cả các xe ưu tiên như xe công an, cứu thương, chữa cháy,... cũng phải tuân theo quy định, dừng lại trước biển hoặc vạch ngang đường.

    Các phương tiện chỉ được phép di chuyển khi nhận được tín hiệu từ người điều khiển giao thông hoặc đèn báo cho phép. Nếu tại vị trí có biển báo dừng lại mà không có tín hiệu điều khiển đèn cờ, không có người điều khiển giao thông, hoặc đèn tín hiệu không hoạt động, người tham gia giao thông vẫn được phép đi tiếp nếu đoạn đường đó an toàn, không có nguy cơ gây tai nạn.

    Biển báo dừng lại R.122 thường được đặt cùng biển báo "Hướng đường ưu tiên" (S.506b) để đảm bảo người tham gia giao thông nhận biết và tuân thủ quy tắc nhường đường tại các giao lộ, đảm bảo xe trên đường ưu tiên có quyền đi trước.

    Trong trường hợp giao lộ có tầm nhìn hạn chế, biển báo dừng lại sẽ được kèm theo biển phụ ghi "Dừng lại quan sát" và vạch sơn giảm tốc trên đường không ưu tiên, yêu cầu người điều khiển phương tiện dừng lại để quan sát kỹ lưỡng trước khi tiếp tục di chuyển, nhằm giảm thiểu tối đa nguy cơ va chạm.

    Nếu người điều khiển phương tiện không chấp hành chỉ dẫn của biển báo dừng lại, sẽ bị xử phạt hành chính. Mức phạt đối với ô tô là từ 300.000 đến 400.000 đồng, trong khi đối với xe máy và các phương tiện khác như máy kéo, xe máy chuyên dùng, mức phạt dao động từ 100.000 đến 200.000 đồng. Nếu vi phạm gây ra tai nạn, người điều khiển phương tiện có thể bị tước giấy phép lái xe (đối với ô tô, xe máy) và chứng chỉ kiến thức giao thông (đối với xe máy chuyên dùng) từ 2 đến 4 tháng.

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/bien-bao-dung-lai-y-nghia-va-muc-phat-vi-pham-a470017.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan
    Làn xe cơ giới là gì?

    Làn xe cơ giới là gì?

    Làn xe cơ giới là phần đường dành riêng cho các phương tiện cơ giới như ô tô, xe máy, xe tải di chuyển theo quy định, giúp đảm bảo an toàn và trật tự trên đường.