+Aa-
    Zalo

    Biển báo cấm người đi bộ có đặc điểm gì?

    (ĐS&PL) - Biển báo cấm người đi bộ P.112 sẽ được đặt ở nơi đường giao nhau hoặc trước một vị trí trên đường cần cấm.

    Theo Khoản 15.1 Điều 15 Quy chuẩn 41:2019/BGTVT, các biển báo cấm chủ yếu có viền đỏ với nền trắng, trên nền có hình vẽ/chữ viết, chữ số màu đen. Biển báo cấm người đi bộ là biển số P.112.

    Biển báo cấm người đi bộ P.112 có hình dạng tròn, viền màu đỏ và nền màu trắng. Trên nền biển này có in hình vẽ một người đang đi bộ màu đen và biển báo được chia thành hai phần bởi một đường kẻ đỏ.

    Theo như quy định, biển báo cấm có giá trị ở trên tất cả các làn đường hoặc chỉ có giá trị ở trên một hoặc một số làn đường theo biển báo trên đường.

    Trong trường hợp cần thiết cấm theo thời gian, phía dưới biển cấm được đặt thêm biển phụ số S.508, có thể viết thêm chú thích bằng tiếng Việt và phụ đề tiếng Anh trong biển này (nếu khu vực đó có nhiều người nước ngoài tham gia giao thông hoặc tuyến đường đối ngoại).

    Biển báo cấm người đi bộ P.112.

    Biển báo cấm người đi bộ P.112.

    Biển báo cấm người đi bộ P.112 được đặt ở nơi đường giao nhau/ trước một vị trí trên đường cần cấm. Loại biển này không cần biển báo hết cấm.

    Nếu có nhiều biển cần đặt ở cùng một vị trí, có thể đặt kết hợp trên cùng một cột nhưng không quá 3 biển, đồng thời đặt theo thứ tự ưu tiên như sau: biển báo cấm, biển hiệu lệnh, biển báo nguy hiểm hoặc cảnh báo, biển chỉ dẫn.

    Biển báo cấm người đi bộ P.112 có ý nghĩa báo đường cấm người đi bộ qua lại. Điều 9 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định, người đi bộ có thể bị phạt tiền từ 60.000 - 100.000 đồng nếu không đi đúng phần đường quy định; vượt qua dải phân cách; đi qua đường không đúng nơi quy định hoặc không bảo đảm an toàn.

    Mức phạt này cũng áp dụng với hành vi không chấp hành hiệu lệnh hoặc chỉ dẫn của đèn tín hiệu, biển báo hiệu, vạch kẻ đường, trừ hành vi vi phạm quy định tại Khoản 2 Điều 9 Nghị định 100/2019/NĐ-CP.

    Ngoài ra, người đi bộ có thể bị phạt tiền từ 100.000 - 200.000 đồng nếu đi vào đường cao tốc, trừ những người phục vụ việc quản lý, bảo trì đường cao tốc.

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/bien-bao-cam-nguoi-i-bo-co-ac-iem-gi-a465804.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan